Nếu làm gì cũng thực hiện tuần tự đúng 4 bước này, bạn sẽ học nhanh, nắm chắc mọi thứ

  •   2,33
  • 3.638

Albert Einstein từng nói: "Nếu anh không thể giải thích một cách đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ".

Điều này cũng sinh ra một lời khuyên đảo ngược: Nếu bạn muốn hiểu rõ điều gì, hãy cố gắng giải thích nó một cách đơn giản.

Khi giải thích được một khái niệm bằng thuật ngữ đơn giản, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình hiểu rõ về nó đến đâu. Bạn cũng sẽ ngay lập tức xác định được mình đang bị hổng phần kiến thức nào. Bởi chúng là phần bạn bị mắc hoặc bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ phức tạp.

Đây cũng chính là ý tưởng của Phương pháp Feynman.

Phương pháp Faynman
Đây là phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp bạn học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả hơn.

Phương pháp này được đặt tên theo nhà vật lý đạt giải Nobel Richard Feynman, một nhà khoa học xuất sắc. Ông còn được mệnh danh là Người giải thích vĩ đại (The Great Explainer) bởi khả năng giải thích những ý tưởng phức tạp cho người khác một cách đơn giản và trực quan. Kỹ thuật Feynman là phương pháp để học và ôn tập lại nhanh chóng các khái niệm bằng việc giải thích chúng bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.

Ngoài việc giúp bạn xác định được các vấn đề trong lĩnh vực mà bạn muốn học, phương pháp Feynman còn giúp bạn xác định mục tiêu học tập. Đây là phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp bạn học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả hơn.

Vậy bạn có thể áp dụng kỹ thuật này như thế nào?

  1. Bước 1: Dùng một tờ giấy và viết tên một khái niệm hoặc chủ đề lên trên cùng, Bạn có thể áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, chứ không hẳn chỉ là Toán học hay Vật lý.
  2. Bước 2: Viết ra những kiến thức cho chủ đề đó bằng chính ngôn từ của bạn, như thể bạn đang dạy lại cho một đứa trẻ. Chú ý sử dụng ngôn từ đơn giản và dễ hiểu. Rất nhiều người có xu hướng sử dụng những ngôn ngữ phức tạp khi không hiểu rõ vấn đề nào đó. Khi bạn có thể viết về một chủ đề bằng ngôn ngữ đơn giản đến mức một đứa trẻ cũng hiểu được thì chứng tỏ bạn cũng đã hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
  3. Bước 3: Rà soát lại những nội dung đã viết ra, xác định những vấn đề bạn bị hổng hay cảm giác phần lý giải của mình có vấn đề. Khi đã xác định được chúng, hãy tìm lại các tài liệu gốc, ghi chú hay các ví dụ để đảm bảo bạn hoàn toàn hiểu rõ về chủ đề.
  4. Bước 4: Nếu có bất kỳ phần nào bạn vẫn phải sử dụng nhiều thuật ngữ kỹ thuật hay những ngôn ngữ phức tạp, rối rắm, hãy cố gắng viết lại một cách đơn giản, nhưng mạch lạc và logic. Nếu phần giải thích vẫn còn phức tạp và khó hiểu thì chứng tỏ hiểu biết của bạn về chủ đề vẫn cần củng cố thêm.

Khi một người không hề có kiến thức chuyên môn có thể đọc hiểu được những điều bạn viết ra thì lúc đó bạn đã thành công.

Cập nhật: 20/03/2018 Theo nhipsongkinhte
  • 2,33
  • 3.638