Pháo đài Masada - Di sản văn hóa thế giới tại Israel

  •  
  • 1.410

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận pháo đài Masada của Israel là di sản văn hóa thế giới năm 2001.

Masada nguyên là một pháo đài của người Do Thái nằm trong địa phận của Israel

Masada nguyên là một pháo đài của người Do Thái nằm trong địa phận của Israel, về phía tây nam của Biển Chết. Pháo đài này phần lớn được xây dựng vào thời vua Herod Đại đế, khoảng từ năm 40 trước công nguyên đến năm 30 trước công nguyên.

Pháo đài Masada là bất khả xâm phạm khi mới được xây dựng

Khi mới được xây dựng, pháo đài Masada là bất khả xâm phạm. Pháo đài Masada nằm trên vùng đất cao có vách đá thẳng đứng, chỉ có 3 con đường mòn để đi lên. Phía đông, pháo đài giáp biển Chết có độ cao 400 mét so với mặt nước Biển, phía tây có độ cao hơn 100 mét.

Pháo đài Masada được xây dựng từ một ngọn núiPháo đài Masada được xây dựng từ một ngọn núi.

Vua Herod Đại đế đã nghiên cứu rất kỹ trước khi chọn địa thế này để xây dựng pháo đài, bởi nếu đứng tại đây có thể nhìn bao quát toàn cảnh với tầm nhìn khá xa, trải rộng đến nhiều km. Trên thực tế pháo đài được xây dựng từ một ngọn núi chứ không phải pháo đài dựng trên ngọn núi. Toàn bộ pháo đài gồm nhiều công trình như nhà kho, chuồng ngựa, nhà ở, lâu đài... trong đó 1 số công trình được xây dựng khắc sâu vào đá. Vua Herod Đại đế tính toán rất kỹ trường hợp lâu đài bị vây hãm nên đã cho xây dựng nhiều kho lượng thực dự trữ, cộng với 12 bể nước có thể chứa hàng chục ngàn mét khối nước mưa.

Đường mòn dẫn lên pháo đài Đường mòn dẫn lên pháo đài

Vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, sau khi vua Herod bị chết thế kỷ, pháo đài Masada lần đầu tiên bị vây hãm trong một cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại quân đội La Mã chiếm đóng. Về sau nhà sử học người La Mã gốc Do Thái là Flavius Joshphus đã lưu truyền lại câu chuyện vay hãm pháo đài Masada trong tác phẩm Cuộc chiến tranh Do thái. Cụ thể khoảng thời gian từ năm 70 đến năm 73, sau khi đền thờ tại Jerusalem bị phá hủy, dưới sự chỉ huy của Flavius Silva, 973 người của phòng trào Zelot đã dùng pháo đài Masada là căn cứ và chống cự lại lực lượng hùng mạnh gồm 15.000 lính La Mã. Đầu tiên tướng Flavius Silva đã cho xây một bức tường dài hơn 4 km bao bọc chung quanh ngọn núi để làm rào ngăn cách với phía bên ngoài. Kế đó ông cho dựng 8 doành trại quân sự bên ngoài pháo đài mà cho đến nay vẫn còn di tích để lại. Tiếp theo đó, ông cho đáp một bệ đất cáo đến tận tường thành về phía tây của pháo đài, qua bệ đất này có thế dễ dàng đưa nhiều vũ khí vào pháo đài.

Một số kiến trúc còn lại của pháo đài

Một số công trình quan trọng đến nay vẫn đang tiếp tục được trùng tu và bảo tồn, tôn tạoNgày nay, pháo đài là một điểm đến không thể thiếu dành cho du khách quốc tế

Gần 1000 con người đã chiến đấu rất kiên cường chống lại đoàn quân lên đến 15.000 binh lính tuy nhiên đến cuối cùng vẫn không thể dùng lực mỏng để chiến thắng quân địch vì thế mà đến phút cuối cùng những người sống sót cuối cùng đã chọn giải pháp tự tử chứ không chịu đầu hàng. Nhờ vào câu truyện này mà Masada đã trở thành biểu tượng cho lòng mong muốn tự do của người Do thái.

Pháo đài Masada là một địa điểm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử

Sau trận chiến thất thủ đó, pháo đài Masada bị bỏ hoang cho đến tận năm 1838 mới lại được các nhà lịch sử khám phá. Các cuộc khai quật và nghiên cứu chủ yếu diễn ra khoảng những năm 1950 -1960.

Unesco ađã công nhận pháo đài Masada của Israel là di sản văn hóa thế giới năm 2001.

Mặc dù bị bỏ hoang trong một thời gian khá dài nhưng pháo đài vẫn giữ được khá nhiều công trình kiến trúc. Một số công trình quan trọng đến nay vẫn đang tiếp tục được trùng tu và bảo tồn, tôn tạo. Không chỉ là một địa điểm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử mà pháo đài Masada còn là một điểm đến không thể thiếu dành cho du khách quốc tế trong những chuyên du lịch thăm Biển Chết, sa mạc Negev và ốc đảo En Gedi.

Cập nhật: 04/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 1.410