Rùa biển định hướng nhờ từ trường trái đất

  •  
  • 1.857

Loài rùa biển luôn trở về khu vực quen thuộc để đẻ trứng. Trung bình cứ 4 năm một lần, chúng bơi giữa đại dương mà không cần bất cứ điểm mốc nào, di chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km giữa khu vực tìm thức ăn và khu vực đẻ trứng. Chúng sử dụng hệ thống định vị tương đối đơn giản là từ trường trái đất. Từ trường giúp loài rùa tìm hướng dù bị cuốn đi bởi sóng biển.

Để tìm hiểu quá trình định vị và các hệ thống giác quan của loài bò sát biển này, các nhà sinh học Pháp thuộc Trung tâm Sinh thái Chức năng và Tiến hóa Montpellier và các cộng sự Italia ở Trường Đại học Pisa đã thả những con rùa biển xanh Chelonia Mydas đẻ trứng ở kênh Mozambique, trên các hòn đảo Europa và Mayotte. Chúng được cài một máy cắm cọc tiêu Argos trên mai, một nam châm cực mạnh trên đầu và được theo dõi qua vệ tinh trong chuyến hành trình trở về khu vực đẻ trứng.

Thử nghiệm đầu tiên đã chứng minh rằng dù được thả ở bất cứ nơi nào và bất kể những cơn sóng biển, những con rùa này vẫn bơi về hướng khu vực đẻ trứng. Tuy nhiên chúng không có khả năng thay đổi chuyến hành trình khi bị trôi giạt bởi sóng biển, một số con đã bơi hàng nghìn km trước khi đến nơi.

Theo các nhà khoa học, điều này xác định rùa biển sử dụng từ trường do nhân trái đất phát ra để định vị khu vực đẻ trứng. Nhưng đây không phải là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng, vì chúng vẫn có thể tìm ra khu vực đẻ trứng mặc dù bị sóng biển cuốn đi. Loài rùa biển có thể sử dụng khứu giác cũng như một số chim biển hay chim bồ câu đưa thư.

Rùa biển xanh Chelonia Mydas
Rùa biển xanh Chelonia Mydas (Ảnh: zoltantakacs)

T.Đ

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 1.857