Video: Vật liệu giúp Boeing 787 có cửa sổ lớn hơn máy bay bình thường

  •  
  • 2.038

Nhờ sự tiến bộ về công nghệ vật liệu, nhà sản xuất Boeing có thể chế tạo cửa sổ máy bay to hơn mà vẫn bảo đảm an toàn.

Cửa sổ máy bay phải được chế tạo với hình dạng bo tròn, tránh tạo ra các góc rõ ràng như hình vuông.
Cửa sổ máy bay phải được chế tạo với hình dạng bo tròn, tránh tạo ra các góc rõ ràng như hình vuông.

Boeing 787 Dreamliner là mẫu máy bay chở khách mới nhất của Boeing. Nó sở hữu loại cửa kính lớn nhất so với các mẫu phi cơ cùng loại. Nhà sản xuất đã phải áp dụng nhiều biện pháp để có thể làm được điều này, theo Popular Mechanic.

Cửa sổ máy bay phải được chế tạo với hình dạng bo tròn, tránh tạo ra các góc rõ ràng như hình vuông. Điều này làm giảm bớt sự tập trung áp lực ở khu vực quanh cửa sổ, tránh dẫn tới trường hợp thân máy bay bị xé rách vì áp lực quá lớn. Trước đây, máy bay phải thu nhỏ kích thước cửa sổ để giảm bớt diện tích chịu áp lực trên phần thân.

Vật liệu chế tạo cũng góp phần giúp Boeing tăng kích thước cửa sổ hành khách. Phần thân Boeing 787 được làm bằng sợi carbon cường độ cao, chịu được áp lực tốt hơn hẳn so với các tấm hợp kim nhôm của phi cơ thông thường. Nó giúp mẫu Dreamliner chịu được áp lực lớn trong thời gian dài hơn so với các máy bay trước đây.

Máy bay Boeing 787 Dreamliner là gì?

Boeing 787 Dreamliner (hay Boeing Y2) là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing's Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng.

Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó.

Dòng máy bay này đã bị một loạt sự cố ở Hoa Kỳ và Nhật, điển hình là sự cố một chiếc 787 Dreamliner của hãng Japan Airlines bất ngờ bốc cháy khi đang đậu ở sân bay quốc tế Boston. Dòng máy bay này đã bị Cục hàng không Dân dụng Hoa Kỳ yêu cầu đình bay vì lý do an toàn. Hai hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines cũng quyết định tạm dừng sử dụng dòng máy bay này.

Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Cục quan Hàng không Liên bang Mỹ đã yêu cầu hãng Boeing phải chứng minh được rằng, loại pin ion lithium sử dụng trên 787 Dreamliner là an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn. Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều đi theo Cục quan Hàng không Liên bang Mỹ trong các vấn đề về an toàn hàng không.

Cập nhật: 11/02/2019 Theo VnExpress
  • 2.038