Theo thông lệ mỗi khi cuối năm người ta thường bình chọn ra danh sách 10 sự kiện của năm theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Riêng Pcmag năm nay đã tiến hành một sự bình chọn đặc biệt – bình chọn ra 10 sự kiện nổi bật nhất của Microsoft trong năm 2005.
Sau đây là danh sách 10 sự kiện đó:
1. Trình duyệt Internet Explorer hồi sinh: Sau khi đã thành công trong việc thuyết phục rằng trình duyệt Interenet Explorer là một phần không thể tách rời khỏi hệ điều hành Windows, Microsoft bất ngờ đã thay đổi chiến lược và đã quyết định phát triển một phiên bản IE hoàn toàn độc lập. Không có gì là giống với một chút cạnh tranh để mở ra một cánh cửa mới.
2. Microsoft quyết định ứng dụng RSS: Trong khi một số câu chuyện bày tỏ sự không vui khi Microsoft chỉ ứng dụng RSS theo kiểu chắp vá bổ sung chút ít tính năng thì bất ngờ người khổng lồ trong ngành phần mềm lại quyết định bắt đầu bắt tay vào việc xây dựng chiến lược RSS riêng cho mình trong năm 2005. RSS sẽ được tích hợp hỗ trợ không chỉ trong Internet Explorer 7 mà còn cả trong Outlook 12 và Windows Vista. Hầu hết mọi trang web và blogs của Microsoft đều có hỗ trợ RSS. RSS đã trở thành tôn chỉ tại Microsoft trong những này.
3. WinFS ra mắt sớm hơn dự kiến: Vì một số lí do “kì lạ”, Microsoft từ chối chấp nhận việc hãng này cho ra mắt phiên bản Beta 1 Windows File System (WinFS) sớm hơn kế hoạch mà hãng đã thông báo trước đây. Và cho đến thời điểm này vẫn là phiên bản WinFS Beta 1.
4. Ray Ozzie ngậm đắng nuốt cay tại Microsoft: Groove và Microsoft là đối tác của nhau là một điều hoàn toàn chắc chắn. Thậm trí Microsoft còn mua một lượng cổ phần trị giá tới 51 triệu USD của Groove trong năm 2001. Nhưng liệu có ai đó thực sự mong muốn Ray "Lotus" Ozzie trở thành một Softie - người nhu nhược không? Và thậm trí người kĩ sư trưởng này lại là người đã kí nhiều văn bản có tính chất chiến lược của Microsoft chỉ sau vài tháng bắt đầu công việc tại Microsoft. Nhưng mọi thứ đã không xảy ra đúng như vậy.
5. Microsoft từ chối thực hiện nghiêm túc mọi phán quyết của EU: Cơ quan chịu trách nhiệm vấn đề cạnh tranh của chính quyền Washington còn có thể nhân nhượng Microsoft nhưng Liên minh châu Âu (EU) thì không. Nhưng Microsoft dường như vẫn đối đầu với hai cơ quan này bằng những lí do cũ rích. Sau khi không thành công trong việc bí mật đưa phiên bản Windows XP Reduced Media Edition thay thế cho phiên bản Windows có tích hợp sẵn Windows Media Player theo đúng các phán quyết của EU giờ đây Microsoft lại còn phải chia sẻ các thông tin cho các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó EU hiện đang doạ phạt Microsoft 2,37 triệu USD mỗi ngày nếu Microsoft không nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các phán quyết của cơ quan này.
6. Microsoft kiềm chế việc thâu tóm các công ty kinh doanh phần mềm lớn: Cùng với việc tiếp tục củng cố ERP/LOB trong năm qua, Microsoft, theo suy nghĩ của một số người, sẽ tiếp tục mua thêm một cái gì đó trong lĩnh vực này. Nhưng sau đó Microsoft lại bất ngờ quyết định thôi không mua lại SAP.
7. Microsoft vẫn chưa tìm được cách cải thiện bức tranh bảo mật tối tăm: Trong năm 2005, Microsoft đã giành rất nhiều thời gian, công sức… để chi tiết hoá kế hoạch cải thiện tính bảo mật trong các sản phẩm của mình. Nhưng cho đến tận cuối năm, kế hoạch đó, theo chuyên gia bảo mật Bruce Schneier, thì vẫn còn quá cô động súc tích chưa thành hiện thực. Internet Explorer vẫn còn quá nhiều lõ hổng. Có lẽ Windows Vista và Interent Explorer 7 sẽ có thể được cải thiện chút ít.
8. Office mở cửa: Ngày càng có nhiều thành viên của đội phát triển Office đều có các trang blog riêng của mình. Trong khi đó Microsoft lại đang thúc đẩy nỗ lực chuẩn định dạng tệp tin Office 12 XML vượt qua được quá trình tiêu chuẩn hoá của ECMA. Và Microsoft lại hiện vẫn chưa nói năng gì đến việc hỗ trợ định dạng OpenDocument File. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng sẽ thấy được những tiến bộ đáng ngạc nhiên trên mặt trận Office trong năm 2005.
9. Không một ai nói không với khách hàng: “Dự án xanh” đã được Microsoft xác định đó là một chiến lược hơn là một điểm đích cần phải đạt đến. Cho đến nay mọi ứng dụng kinh doanh của Microsoft đều đã được đặt tên lại như là các ứng dụng “động”. Hầu hết các ứng dụng và dịch vụ MSN đã được chuyển sang đặt tên theo kiểu “Live” – Windows Live Messenger, Windows Live Search …. Có vẻ việc đặt tên này là một điều không hay cho lắm khi mà các đối tác, khách hàng và các hàng thông tấn của Microsoft đều có vẻ bối rối lầm lẫn về những tên gọi này.
10. Lại Hailstorm: Nói về Live, Microsoft đã tìm ra cách loại bỏ chiến lược .Net My Services – Hailstorm - cũ và làm mới lại nó. Windows Live, Office Live, CRM Live, Visual Studio Live… mọi ứng dụng phần mềm giờ đã thành các dịch vụ theo định hướng Microsoft sẽ mở cộng các phần mềm đóng gói của mình. Microsoft đã từng một lần rồi lại khôi phục lại trong năm 2002.