Trong hơn 50 năm nghiên cứu vũ trụ của NASA đã có rất nhiều vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta được tạo ra nhờ cơ quan vũ trụ bậc nhất này.
Đầu những năm 1990, Eric Fossum làm việc chăm chỉ trong phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA nhằm giảm kích thước của camera trên tàu vũ trụ. Giải pháp ông đưa ra là sử dụng cảm ứng pixel động CMOS (camera trên chip). Hệ thống thu nhỏ này đã mở đường cho các cảm ứng hiện dùng trong điện thoại.
Năm 2008, 1% lượng nước uống trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là nước tái sử dụng từ nước tiểu. Sau khi được lọc, chưng cất, oxy hóa, ion hóa, nước này khá sạch. Một phần công nghệ đó đang được con người sử dụng trong bếp, đó là bình lọc nước ion bạc do các công ty như Brita sử dụng trong nhiệm vụ lên mặt trăng của tàu vũ trụ Apollo.
Để bảo vệ các phi hành gia khỏi các vụ nổ và tiếp đất không bị xóc, NASA sử dụng bọt biển- chất polyurethane. Chất này có xu hướng trở về hiện trạng ban đầu, ngay cả khi ép nó vào bằng 1/10 kích thước nguyên bản. Phát minh này được dùng để chế tạo mũ bảo hiểm và đệm.
Súng phun nước SuperSoaker phổ biến trong một thời gian dài, nó thậm chí còn dùng để chỉ những khẩu súng nước nói chung. Nó có nguồn gốc từ công trình nghiên cứu của giáo sư Lonnie Johnson, thuộc phòng thí nghiệm động cơ phản lực.
Các phi hành gia NASA luôn xuất hiện với hình mẫu những siêu nhân, cùng một ngoại hình vô cùng hoàn hảo. Đây là lý do mà họ không được phép làm hỏng nụ cười của mình. Kiềng răng vô hình phát triển dựa vào sự phối hợp của trung tâm nghiên cứu gốm công nghệ NASA để bảo vệ các thiết bị khỏi thiết bị dò tìm nhiệt.
Công nghệ bảo quản thức ăn đóng gói sử dụng trên vũ trụ của NASA sử dụng để bảo quản thức ăn trong bệnh viện, nhà hàng và trên máy bay.
Bụi trên mặt trăng là một trong những thứ khiến tàu vũ trụ bị hư hỏng. NASA đề nghị hãng Black& Decker chế tạo ra máy khoan chạy bằng pin để lấy mẫu đá từ mặt trăng về. Công ty đã sử dụng nghiên cứu này để phát triển mẫu máy hút bụi cầm tay Dustbuster.
Các nhà khoa học NASA chế tạo ra một loại nhiệt kế đo nhiệt độ trong tai, hoạt động cùng nguyên tắc với phương thức đo nhiệt độ các vì sao.
Các phi hành gia cần phải nhìn rõ họ đang làm gì, dù trong môi trường có nhiều bụi. Để khắc phục tình trạng này, họ sử dụng một loại kính áp tròng chống xước, bền gấp 10 lần so với loại thường. Công nghệ này hiện đang được sử dụng với một vài loại kính chống nắng.
Đây có thể coi là một cuộc cách mạng ngoài mong đợi trong nghiên cứu của NASA. Họ sử dụng các loại nấm mốc trên bánh mỳ để tạo ra oxy ở những chuyến bay dài. Trong thí nghiệm, họ phát hiện ra một loại tảo có thể sản sinh ra axit béo, thường tìm thấy trong sữa. Từ năm 2012, loại chất béo này sử dụng để làm giàu thức ăn cho trẻ.
Vật dụng không dây đã đem lại một bước tiến lớn cho cuộc sống hàng của con người. Bỏ qua những đoạn dây điện rườm rà, vướng víu, nó đem lại cho người sử dụng sự tiện lợi, cơ động hết sức có thể. Và nó giúp ích khá nhiều cho những phi hành gia đang hoạt động ở trên vũ trụ, đặc biệt khi họ cần lấy những mẫu đất đá trên Mặt trăng.
Nhưng chúng vẫn tiêu thụ khá nhiều điện năng. Chính vì vậy, NASA đã hợp tác với công ti Black & Decker để tạo ra những công cụ không dây hoạt động bằng năng lượng Mặt trời cho các phi hành gia. Không chỉ giúp gói gọn tối đa các vật dụng này mà họ còn mở đường cho công nghệ năng lượng khác mà hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trên Trái Đất.
Hàng ngày, các phi hành gia phải đối phó với rất nhiều điều kiện khắc nghiệt trong không gian và do đó, những phương án bảo vệ là vô cùng cần thiết. Vào năm 1997, hai nhân viên cứu hỏa có cơ hội tiếp cận với các nhà khoa học đến từ NASA và hỏi liệu có cách nào có thể tối đa hóa, cải thiện những vật dụng của họ hay không. Nhiệt là kẻ thù lớn nhất của những người lính cứu hỏa, nhưng bên cạnh đó vấn đề về hô hấp cũng quan trọng không kém. Nếu như các phi hành gia có những bộ đồ bảo về từ đầu đến chân thì ắt hẳn NASA cũng phải chế tạo được những bộ quần áo tương tự như vậy cho những nhân viên cứu hỏa.
Bất ngờ với những câu hỏi khá thú vị của hai anh chàng này, các nhà khoa học NASA tiến hành nghiên cứu và cho ra mắt một thiết bị có tên là Supercitical Air Mobility Pack. Thiết bị nhỏ nhắn này giúp hạ nhiệt và lọc sạch không khí xung quanh lính cứu hỏa và được phát triển rộng rãi trên thế giới vào đầu những năm 2000.
Khi lần đầu đặt chân lên mặt trăng, Neil Armstrong đã nói câu nói nổi tiếng "đây là một bước nhảy vĩ đại của nhân loại". Và những đôi giày thể thao ngày nay đã mượn công nghệ của đôi bốt nhảy bước đầu tiên trên mặt trăng ấy.
Bộ đồ phi hành gia thiết kế cho những nhiệm vụ của Apollo có bao gồm một đôi bốt được cấu tạo đặc biệt giúp cho các phi hành gia nhảy những bước dài khi bước trên mặt trăng. Các công ty sản xuất giày thể thao, như KangaROOS hay AVIA,... đã tận dụng công nghệ này để sản xuất những mẫu giày tốt hơn, giúp giảm các tác hại ngoài ý muốn của giày đến bàn chân và cẳng chân.