10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 1)

  •  
  • 10.508

Tổ tiên của chúng ta đã có được những kiến thức cực kỳ độc đáo về luyện kim, toán học, hóa học, thiên văn học và hơn thế nữa.

Rất nhiều người từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến lúc tốt nghiệp, đi làm vẫn có suy nghĩ: người cổ xưa không làm được gì nhiều để lại cho hậu thế, ngoại trừ những bức vẽ trên vách các hang động. Thế những đây là một quan điểm sai lầm, và nhiều nghiên cứu gần đây cũng khẳng định điều này. Tổ tiên của chúng ta đã có được những kiến thức cực kỳ độc đáo về luyện kim, toán học, hóa học, thiên văn học và hơn thế nữa. Dưới đây là mười ví dụ về những thành tựu rực rỡ của nền văn minh cổ đại.

1. Hệ thống dẫn nước và công nghệ thủy lợi

Vấn đề tiếp cận nguồn nước đến tận bây giờ vẫn rất nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhưng bạn có biết, người dân thành phố Lima (Peru) đã giải quyết được vấn đề này từ 1500 năm trước?

Ngày nay tại Peru đang xảy ra một cuộc khủng hoảng trong cung cấp nước sạch. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, cùng với môi trường bị thay đổi do con người đã làm suy yếu "an ninh nước ngọt" của cả quốc gia này.

Một hố dẫn nước của người Huari.
Một hố dẫn nước của người Huari.

Tuy nhiên, công ty nước sạch Sedapal đã đưa ra đề xuất "làm sống lại" hệ thống kênh rạch đá cổ, vốn được xây dựng từ thời văn hóa Huari vào năm 500 sau công nguyên, để cung cấp nước sạch, không bị ô nhiễm.

Nước bên trong rất sạch và trong vắt.
Nước bên trong rất sạch và trong vắt.

Người Huari đã tạo ra hệ thống lưu trữ nước hoàn hảo, bằng cách tích trữ nước từ trên núi đá trong mùa mưa. Nước thu được sẽ được dẫn xuống chân núi bằng hệ thống kênh dẫn để duy trì mực nước của sông ngòi vào mùa khô.

Hệ thống chứa và dẫn nước độc đáo.
Hệ thống chứa và dẫn nước độc đáo.

Nhiều nền văn minh tiên tiến cổ xưa đã biết đến những thiết bị tích cóp và lưu trữ nước uống. Người Ba Tư, Nabateans, La Mã, Haraptsy cũng xây dựng cho riêng mình hệ thống kênh rạch, ống dẫn nước và hệ thống cống rãnh khổng lổ.

2. Luyện thép

Từ 2.000 năm trước, người cổ đại ở Levant sử dụng một công nghệ độc đáo để rèn các loại vũ khí có lưỡi sắc. Nhiều thanh kiếm, dao găm, rìu được chế tạo theo công nghệ luyện thép này vẫn còn cho đến ngày nay, và là một bí ẩn chưa có lời giải đối với những bậc thầy luyện thép hiện đại. Người ta cho rằng những công thức chế tạo thép đã bị thất truyền, buồn thay công nghệ chế biến kim loại hiện đại không tạo ra được những loại thép có độ bền như thép mà người xưa đã chế tạo.

Thép Damascus được sản xuất từ nguyên liệu là thép Wootz có nguồn gốc từ châu Á.
Thép Damascus được sản xuất từ nguyên liệu là thép Wootz có nguồn gốc từ châu Á.

Thép Damascus được sản xuất từ nguyên liệu là thép Wootz có nguồn gốc từ châu Á. Loại thép này độc đáo với đặc trưng các vân kim loại nổi bật với các vết lốm đống như nước chảy. Các thanh kiếm được làm từ loại thép này nổi tiếng với việc rất chắc chắn, rất khó vỡ, lưỡi đàn hồi tốt và có thể mài rất bén. Thép Damascus được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, và loại thép này được sản xuất hàng loạt tại Trung Đông trong khoảng từ năm 1100 đến năm 1700.

Bí mật của thép Damascus Trung Đông chỉ mới được làm sáng tỏ khi khoa học phát triển.
Bí mật của thép Damascus Trung Đông chỉ mới được làm sáng tỏ khi khoa học phát triển.

Bí mật của thép Damascus Trung Đông chỉ mới được làm sáng tỏ khi khoa học phát triển, thông qua xét nghiệm mẫu bằng kính hiển vi điện tử trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Dù vậy, các kỹ thuật và vật liệu hiện tại để cố gắng tái tạo lại loại thép này hiện tại đều không thành công hay nói đúng ra là vật liệu làm ra có tính chất không hoàn toàn khớp với các mẫu thép còn lại dù có vài điểm giống.

3. Bê tông

Đấu trường Colisée - một trong những kiệt tác kiến trúc La Mã cổ đại.
Đấu trường Colisée - một trong những kiệt tác kiến trúc La Mã cổ đại.

Tuổi thọ của những kết cấu bê tông hiện đại ước chừng khoảng 100-120 năm. Thế những các tòa nhà bê tông 2000 năm tuổi do người La Mã xây dựng vẫn giữ được tính toàn vẹn cho tới ngày nay. Vậy bí mật của họ là gì?

Người La Mã sản xuất bê tông từ hỗn hợp: vôi, đá núi lửa và nước biển. Vôi phản ứng với tro khiến hỗn hợp trở nên rắn chắc.

Nước biển sử dụng trong chế tạo bê tông có cấu trúc tinh thể tobermorite (Ca5Si6O16(OH)2 * nH2O) hoàn hảo và độ bền cực lớn.
Hình ảnh phóng đại của một mảnh bê tông La Mã gồm đá vôi, cát núi lửa và đá.
Hình ảnh phóng đại của một mảnh bê tông La Mã gồm đá vôi, cát núi lửa và đá.

Bê tông La Mã sạch và thân thiện môi trường hơn bê tông hiện đại. Các loại xi măng được sử dụng rộng rãi ngày nay đòi hỏi phải qua xử lý nhiệt (nung nóng hỗn hợp đá vôi và đất sét lên đến 1450℃). Công đoạn sản xuất này sản sinh ra lượng carbon đáng kể vào không khí. Xi măng La Mã chưa ít vôi hơn nhiều xi măng hiện đại, và nó cũng chỉ đòi hỏi được nung ở 900℃, tức là tiêu tốn ít nhiên liệu, chất đốt hơn.

Đền Pantheon là một công trình bê tông lớn đã tồn tại qua gần 2.000 năm.
Đền Pantheon là một công trình bê tông lớn đã tồn tại qua gần 2.000 năm.

4. Xây dựng đường giao thông

Ngay nay, nếu đường cao tốc được xây dựng xong chỉ trong 1 năm đã được coi là thành công lớn. Tổ tiên chúng ta từ lâu đã hiểu được tầm quan trọng của thông tin liên lạc giữa các thành phố và họ xây dựng các con đường rất nhanh chóng.

Ccon đường hoành tráng này có những đoạn rộng đến 20 mét (66 ft).
Con đường hoành tráng này có những đoạn rộng đến 20 mét (66 ft).

Qhapaq Ñan (tiếng Anh: Đường lớn Inca, hay Đường chính Andes, có nghĩa là "con đường đẹp" "đường cao tốc" Bắc-Nam chính của đế chế Inca dọc theo 6.000km (3.700 dặm) xương sống của dãy Andes. Hệ thống đường Inca liên kết với nhau có tổng chiều dài khoảng 40.000km (25.000 dặm), cung cấp con đường truy cập đến hơn 3.000.000km vuông (1.200.000 mi ²) của các vùng lãnh thổ.

Người Inca sử dụng hệ thống đường này cho nhiều mục đích khác nhau.
Người Inca sử dụng hệ thống đường này cho nhiều mục đích khác nhau.

Nằm giữa độ cao 500-800 mét (1.600 đến 2.600 ft) so với mực nước biển, con đường hoành tráng này có những đoạn rộng đến 20 mét (66 ft), kết nối các khu vực dân cư, trung tâm hành chính, khu nông nghiệp và khai thác mỏ cũng như các trung tâm tôn giáo, nghi lễ và chốn thiêng liêng.

Người Inca sử dụng hệ thống đường này cho nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ đơn thuần là đường cung cấp giao thông vận tải cho những người đi du lịch qua các vùng đất, con đường này còn cung cấp nhiều mục đích khác có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho đế chế Inca như quân sự, thương mại và tôn giáo trải dài qua những lãnh thổ mà ngày nay là Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.

Một con đường do người La Mã xây dựng.
Một con đường do người La Mã xây dựng.

Người La Mã cũng được gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đường xá. Những con đường do người La Mã xây dựng ước tính có diện tích khoảng 4,4 triệu km vuông. Chúng được làm từ sỏi, đất, gạch, đá granit và nham thạch núi lửa cực kỳ cứng rắn. Một vài con đường trong số chúng vẫn được sử dụng cho tới tận ngày hôm nay.

5. Chế tác đá

Chúng ta ngày nay vẫn còn được chứng kiến những ví dụ về cắt đá với độ chính xác cao của những nghệ nhân bậc thầy cổ đại để lại. Đây quả thật là một sự thách thức với các chuyên gia chế tác đá hiện đại. Tại địa điểm khảo cổ Puma Punku ở Bolivia có những phiến đá 15.000 năm tuổi được điêu khắc và đẽo gọt tinh xảo.

Công trình ở Pumu Punku được tạo thành từ đá granite và đá diorite.
Công trình ở Pumu Punku được tạo thành từ đá granite và đá diorite.

Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là các công trình ở Pumu Punku được tạo thành từ đá granite và đá diorite - loại đá có độ cứng chỉ thua kim cương và hầu như không thể chế tác với kỹ thuật thời xưa. Tuy nhiên, những khối đá ở Puma Punku lại được cắt xẻ và ghép nối một cách hoàn hảo khó tin. Nhiều tảng đá ở nơi đây có bề mặt láng mịn như một tờ giấy, với các đường rãnh thẳng tắp có độ sâu đồng đều tuyệt đối và các lỗ vít chìm có đường kính chỉ vài mm bên trong.

Mọi nỗ lực tái tạo một bản sao của khu di tích đều thất bại.
Mọi nỗ lực tái tạo một bản sao của khu di tích đều thất bại.

Trên bề mặt các phiến đá đá không hề thấy dấu vết của việc chế tác thủ công. Các nhà xây dựng còn cho rằng, xét về độ phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao của công trình thì các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại quá đơn giản so với phế tích ở Puma Punku khi mà mỗi khối đá ở đây ước tính nặng tới 800 tấn. Mọi nỗ lực tái tạo một bản sao của khu di tích đều thất bại.

(còn tiếp)

Cập nhật: 03/03/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 10.508