Hình mẫu về cái đẹp đã thay đổi rất nhiều qua từng thời kỳ, và không một chuẩn mực nào tồn tại mãi với thời gian...
Phụ nữ Ai Cập cổ đại được miêu tả là mảnh khảnh, eo cao và vai mỏng. Tất nhiên không thể thiếu viền mắt kéo dài đuôi đặc trưng.
Thêm một điều thú vị là phụ nữ Ai cập cổ đại rất được coi trọng trong xã hội, họ có những quyền lợi mà phải mất hàng nghìn năm sau, phụ nữ ở các nước khác trên thế giới mới có được như được phép quan hệ tình dục trước hôn nhân, được sở hữu tài sản một cách độc lập từ chồng-cha, có quyền tiến hành ly hôn mà không bị dị nghị...
Người Hy Lạp cổ đại coi trọng nam giới hơn phụ nữ, họ cho rằng phụ nữ là "phiên bản biến dạng của đàn ông." Vì thế quan điểm thẩm mỹ của họ cũng dựa theo các tiêu chuẩn về hình thể nam giới nhiều hơn so với nữ giới, đặc biệt họ rất coi trọng mặt thể chất, dù rằng cơ thể của nam và nữ có rất nhiều điểm không tương đồng.
Vẻ đẹp tiêu chuẩn của phụ nữ thời kỳ này được mô tả phải có làn da sáng, cơ thể đầy đặn khỏe mạnh.
Trung Quốc thời cổ đại đã xóa bỏ vai trò và quyền lợi của phụ nữ trong xã hội. Ở thời kỳ nhà Hán, sự tinh tế được xem là chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ.
Phụ nữ thời này được mô tả có làn da trắng nhợt, eo thon, mắt to, mái tóc đen dài, đôi môi đỏ, răng trắng, đi lại khép nép với đôi bàn chân nhỏ.
Trải qua nhiều triều đại, dù các quan niệm cái đẹp ở Trung Quốc có nhiều thay đổi, nhưng tiêu chuẩn về "bàn chân nhỏ" vẫn còn được gìn giữ rất lâu.
Ảnh hưởng của Công giáo đến xã hội thời kỳ này rất lớn. Theo tiêu chuẩn của Công giáo, phụ nữ thời kỳ này phải thể hiện được đức hạnh, phải nghe theo sự sắp đặt của những người đàn ông từ Đức chúa tới cha, chồng.
Vẻ đẹp trong thời kỳ Phục hưng ở Ý là vẻ đẹp hình thể với các tiêu chuẩn như cơ thể đầy đặn, hông và ngực lớn, da trắng, tóc vàng và trán cao.
Sự xuất hiện của nữ hoàng Victoria trẻ tuổi đã làm thay đổi rất nhiều quan điểm của xã hội Anh Quốc.
Việc Victoria kết hôn và trở thành một người mẹ đã khiến cho vai trò làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được đánh giá cao hơn. Dần dần, phong cách thời trang và quan điểm làm đẹp cũng phản ánh vị trí của những "người mẹ" trong xã hội.
Phụ nữ mặc áo nịt để vòng eo của họ trông càng nhỏ càng tốt, tạo thành dáng người đồng hồ cát, để tóc dài và búi cao.
Vào năm 1920, phụ nữ Mỹ bắt đầu có quyền bầu cử, từ đó mở ra thời kỳ tự do cho phụ nữ. Quan điểm tiêu chuẩn hình thể cũng thay đổi nhiều bởi cách ăn mặc: các cô gái thích phong cách nam tính hơn, họ mặc áo ngực mỏng để vòng một phẳng hơn, vòng eo thấp, cắt tóc ngắn...
Nhắc đến giai đoạn này, mọi người sẽ nhớ ngay đến huyền thoại Marilyn Monroe với sự duyên dáng, gợi cảm, cơ thể đầy đặn, vòng eo thon nhỏ. Đây cũng là hình mẫu lý tưởng của phụ nữ thời kỳ này.
Chủ nghĩa nữ quyền hình thành ở giai đoạn này, ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm hơn. Thời trang giai đoạn này cũng thể hiện tinh thần tự do nhiều hơn khi váy ngắn xuất hiện.
Thiết kế váy ngắn chữ A là thiết kế được yêu thích nhất giai đoạn này. Thân hình cao, gầy, yểu điệu với đôi chân dài bắt đầu được yêu thích.
Thân hình của các siêu mẫu như Cindy Crawford là đại diện cho cơ thể lý tưởng của thời kỳ này: cao, gầy, khỏe mạnh nhưng vẫn gợi cảm.
Trào lưu thể dục nhịp điệu ra đời khiến phụ nữ cố gắng hết sức để có được thân hình như ý. Một bộ phận không nhỏ bị ảnh hưởng thái quá từ tư tưởng này, khiến căn bệnh biếng ăn trở nên phổ biến.
Chỉ trong vòng một thế kỷ, quan niệm phụ nữ đầy đặn mới là phụ nữ đẹp của người xưa đã nhanh chóng bị thay thế bằng phương châm "ốm mới đẹp".
Đỉnh điểm nhất là vào thập niên 90, khi mà thân hình ốm, cao ngồng, thiếu sức sống của Kate Moss là niềm mơ ước của các cô gái. Họ lao vào ăn kiêng và tập luyện miệt mài, bệnh biếng ăn ngày càng lan nhanh trong giới trẻ.
Đầu thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu có nhiều yêu cầu hơn về hình mẫu lý tưởng: thon thả nhưng khỏe mạnh, ngực và mông lớn nhưng bụng phẳng. Để đạt được thân hình trên cần kết hợp nhiều yếu tố: luyện tập, chế độ ăn uống, giải phóng tinh thần...
Đó là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn nên đối với nhiều người, giải phẫu thẩm mỹ là cách để trở nên đẹp một cách nhanh chóng.