11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

  •   4,213
  • 14.771

Lịch sử đã từng chứng kiến hàng loạt đợt phun trào núi lửa kinh hoàng, từ Pinatubo cho tới Tambora – một trong những đỉnh núi cao nhất của quần đảo Indonesia.

Cường độ của các đợt phun trào này được đo bằng chỉ số phun trào núi lửa Volcanic Explosivity Index (viết tắt là VEI), được phát triển vào năm 1980 và gần giống với thước đo cường độ của các trận động đất. Thước đo VEI bao gồm 8 cấp độ và mỗi cấp cách nhau 10 lần.

Số liệu thống kê chưa ghi nhận bất kỳ một đợt phun trào núi lửa nào đạt cấp 8 trong vòng 10.000 năm qua. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại vẫn có khá nhiều vụ nổ vô cùng thảm khốc và 11 lần phun trào của các ngọn núi lửa dưới đây là điển hình tiêu biểu nhất.

1. Núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia, VEI 7 (1815)

Núi lửa Tambora
Núi lửa Tambora ở Indonesia

Thảm họa núi lửa phun trào Tambora được ghi nhận là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại khi chỉ số VEI được đánh giá cấp 7. Trận phun trào này diễn ra vào ngày 10/04/1815 đã chôn vùi 88.000 người dưới lớp dung nham với sức nóng khủng khiếp.

Theo thông tin được báo cáo bởi các nhà khoa học NASA, đợt phun đào của núi lửa Tambora có sức ảnh hưởng tới tận hòn đảo Sumatra, cách đó hơn 1.930 km, đồng thời phát tán khoảng 150 km3 tro bụi vào không khí.

2. Núi lửa Changbaishan, VEI 7 (1000 năm trước CN)

Được biết đến với tên gọi Trường Bạch (Baitoushan), đợt phun trào này khủng khiếp tới mức khiến dòng nham thạch chảy đến tận phía Nam Nhật Bản với khoảng cách ước tính là 750 dặm, tương đương 1.200 km, đồng thời tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 4.5 km và sâu gần 1km. Miệng núi lửa này ngày nay chính là hồ Thiên Trì, thu hút đông đảo du khách tham quan nhờ vẻ đẹp tự nhiên và những gì mà chính trận phun trào núi lửa Trường Bạch đã kiến tạo.

Núi lửa Changbaishan
Núi lửa Changbaishan (Trường Bạch)

Nằm ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên, Trường Bạch được ghi nhận xảy ra đợt phun trào cuối cùng vào năm 1702 và theo các nhà địa chất, từ sau thời gian này, nó không còn hoạt động. Mặc dù khí thải vẫn xuất hiện vào năm 1994 nhưng không có bằng chứng rõ ràng về sự hoạt động trở lại của Trường Bạch.

3. Núi lửa Thera, VEI 7 (khoảng 1610 trước CN)

Núi lửa Thera
Vị trí núi lửa Thera trên bản đồ

Đợt phun trào của núi lửa Thera diễn ra vào khoảng năm 1610 trước CN được xem là thảm họa làm rung chuyển Địa Trung hải, tạo ra một hố lớn trên đảo Aegean và những đợt sóng dữ dội. Các nhà khảo cổ tin rằng trận phun trào này có liên quan đến sự biến mất của nền văn minh Minoan do các đám tro bụi bao bọc thành phố và nhấn chìm các đội tàu biển của họ. Hiện nay, Thera chính là đảo Santorini thuộc Hy Lạp.

4. Núi lửa Ilopango, VEI 6+ (450 sau CN)

Ilopango nằm cách thành phố San Salvador chỉ vài dặm về phía Đông và đã xảy ra 2 đợt phun trào rất lớn. Lần thứ nhất là vào năm 450 sau CN khiến vùng trung tâm và phía tây EL Salvador tràn ngập trong tro và đá bọt, đồng thời cũng làm cho thành phố của người Mayan bị phá hủy hoàn toàn, buộc họ phải di chuyển sang một vùng đất khác.

Núi lửa Ilopango
Hồ được tạo ra sau đợt phun trào của núi lửa Ilopango

Đợt phun trào này cũng đã tạo thành một hồ miệng núi lửa và hiện đang được xếp là một trong những hồ lớn nhất của El Salvador.

5. Núi lửa Ambrym, VEI 6+ (50 Sau CN)

Ambrym có diện tích khoảng 665 km, là một phần của Cộng hòa Vanuatu – một quốc gia nhỏ ở phía Tây Nam Thái Bình Dương. Đợt phun trào diễn ra vào năm 50 sau CN của Ambrym đã tạo ra một miệng núi rửa rộng 12km và khiến một lượng lớn tro bụi tràn xuống chân núi.

Núi lửa Ambrym
Vị trí núi lửa Ambrym trên bản đồ

Hiện tại, Ambrym là một trong những ngọn núi lửa hoạt động tích cực nhất trên thế giới với khoảng 50 đợt phun trào kể từ năm 1774 và được xem là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối người dân địa phương sống ở gần đó. Năm 1894, một đợt phun trào của Ambrym đã khiến 6 người bị thiệt mạng và 4 người bị vùi lấp trong dung nham. Ngoài ra, trận mưa axit (được xác định nguyên nhân một phần do trận phun trào này) diễn ra năm 1979 cũng đã cướp đi sự sống của khá nhiều loài sinh vật.

6. Núi lửa Pinatubo, VEI 6 (1991)

Núi lửa Pinatubo
Hình ảnh đợt phun trào của núi lửa Pinatubo

Pinatubo đã từng là một ngọn núi lửa yên bình nằm trên đảo Luzon, Philippines. Tuy nhiên, đến tháng 6 năm 1991 thì Pinatubo đã thực sự bùng phát khi "cơn thịnh nộ" của nó đã tạo ra một cột bụi khói cao tới 35 km, rộng 1.100 km, mang theo 5 km3 đất đá và dòng nham thạch tràn xuống nhấn chìm các khu vực xung quanh. Ngoài ra, đợt phun trào này cũng đã khiến khí lưu huỳnh điôxít và các phần tử khác lan tràn ra khắp nơi, khiến khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 độ C trong giai đoạn 1992 – 1993.

7. Núi lửa Novarupta, VEI 6 (1912)

Núi lửa Novarupta
Một ngôi làng bị tàn phá sau trận phun trào của núi lửa Novarupta

Novarupta là một trong những núi lửa thuộc dãy núi lửa Alaska Peninsula (một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương) và đợt phun trào diễn ra năm 1912 của ngọn núi này được xem là lớn nhất trong thế kỷ 20 khi 12,5 km3 dung nham và tro bụi đã tràn vào không khí, đồng thời vùi lấp một khu vực có diện tích khoảng 7.800 km2.

8. Núi lửa Sannta Maria, VEI 6 (1902)

Núi lửa Sannta Maria
Núi lửa Sannta Maria

Đợt phun trào xảy ra vào năm 1902 của Sannta Maria đã tạo ra một miệng núi lửa rộng 1.5km sau gần 500 năm không hoạt động. Đây là một phần của dãy núi lửa Sierra Madre, nằm giữa vùng đồng bằng ven Thái Bình Dương của Guatemala và cao hơn 3.700 m.

9. Núi lửa Krakatoa, VEI 6 (1883)

Núi lửa Krakatoa
Núi lửa Krakatoa trên Thái Bình Dương

Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc Vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia. Vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào ngày 27/08/1883 của ngọn núi lửa này có VIE cấp 6, mạnh gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử "Litte Boy" được thả xuống thành phố Hirosima của Nhật vào năm 1945, khiến 36.000 người thiệt mạng và 165 ngôi làng bị tàn phá. Tro bụi và đá bọt cũng bị thổi tung trong bán kính hơn 25 Km.

10. Núi lửa Huaynaputina, VEI 6 (1600)

Núi lửa Huaynaputina
Khu vực xung quanh núi lửa Huaynaputina

Đợt phun trào dữ dội của núi lửa Huaynaputina xảy ra vào năm 1600 khiến thành phố Arequipa và Moquengua bị chôn vùi trong nham thạch, đồng thời 1500 người thiệt mạng và tro bụi phủ kín trong bán kính 50 km.

11. Siêu núi nửa Yellowstone, VEI 8 (cách đây 640 nghìn năm)

Siêu núi nửa Yellowstone
Vườn quốc gia Yellowstone

Toàn bộ Vườn quốc gia Yellowstone là một ngọn núi lửa liên tục hoạt động dưới chân du khách và các nhà khoa học đã có những con số hết sức khủng khiếp về sức mạnh của nó: 3 đợt phun trào cấp 8 đã làm rung chuyển toàn khu vực cách đây 2,1 triệu năm, đợt phun trào dữ dội tiếp theo cách đó 1,2 triệu năm và lần gần đây nhất cách đây 640 nghìn năm. Theo Cục khảo sát địa chất Mỹ (U.S. Geological Survey) thì "tổng lượng dung nham và bọt đá từ 3 lần phun trào này đủ để lấp đầy đại vực Grand Canyon".

Cập nhật: 04/03/2016 AnhScully - Theo Live Science
  • 4,213
  • 14.771