10 điều thú vị về Frankenstein, gã quái vật biểu tượng của dịp lễ Halloween

  •  
  • 12.378

Frankenstein là một quái vật nổi tiếng ở Phương Tây từ xưa đến nay và thường được hoá trang ở các dịp lễ Halloween hằng năm. Hắn là nhân vật hư cấu dựa trên tiểu thuyết gốc của nhà văn Mary Shelley có tên “Frankenstein; or, The Modern Prometheus“. Chắc hẳn ít ai thấy lạ khi thấy hình ảnh của Frankenstein trong những mùa này, và dưới đây là những điều thú vị về Frankenstein, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gã quái vật này.

1. Frankenstein được đặt theo tên của người đã tạo ra hắn

Trong tiểu thuyết, Victor Frankenstein là người tạo ra quái vật Frankenstein. Victor là người thông minh, ham tìm tòi về các thí nghiệm kỳ lạ, ông quyết tâm tạo ra một hình thể người sống từ những xác chết đã gom lại. Nghe có vẻ kinh dị, nhưng nó sẽ là tiền đề để Victor đáp ứng được những tham vọng của mình cho các thí nghiệm khác trong tương lai.

Frankenstein không phải là quái vật khát máu hay có ý xác hại ai cả.
Frankenstein không phải là quái vật khát máu hay có ý xác hại ai cả.

2. Frankenstein không phải là nhân vật phản diện

Tuy Mary Shelley chưa từng nói Frankenstein là nhân vật hướng thiện hay hướng ác, nhưng qua những gì bà khắc hoạ lên thì ai cũng hiểu Frankenstein không phải là quái vật khát máu hay có ý xác hại ai cả. Thật ra sau khi tạo ra hắn, Victor đã tìm cách bỏ trốn vì cho rằng Frankenstein quá kinh tởm hơn những gì ông ta hình dung. Frankenstein đã tự đi tìm Victor vì cho rằng ông ta là chủ nhân duy nhất, tự tập nói tiếng người và tự tìm cách thoát khỏi sự đơn độc.

3. Frankenstein đã nhờ Victor tạo thêm cho hắn một quái vật phái nữ để không còn cô đơn nữa

Frankenstein đã vô tình giết em trai của Victor, thật ra hắn chỉ muốn làm bạn với em ấy nhưng vì bản chất cũng chỉ là một con quái vật có “thú tính” và chưa được dạy dỗ nên đã lỡ giết trong cuộc rượt đuổi. Victor tức giận vô cùng như Frankenstein xin phép Victor tạo thêm một con quái vật nữ để ở cạnh thì hắn sẽ không phải bám đuôi Victor nữa.

Nhưng sau đó Victor đã thất hứa việc này.

4. Vào những năm 30s, Frankenstein là nổi ám ảnh của rất nhiều người xem phim

Những năm đầu thế kỷ 20 thì Frankenstein bắt đầu được dựng hình tượng điện ảnh, hắn cũng là tiền đề cho cả khối phim kinh dị về sau của loài người. Chính vì thế ở thời kỳ đầu, hình ảnh Frankenstein nhìn rất đáng sợ, gây ám ảnh cho nhiều người. Tất nhiên về sau hay ở hiện tại thì nhìn Frankenstein chẳng có gì đáng sợ cả.

Ngoài ra trên điện ảnh thì Frankenstein được khắc hoạ là nhân vật ác, chứ không đáng thương như trong tiểu thuyết.

5. Tạo hình thành công nhất về Frankenstein là từ năm 1931, được sử dụng và biến thể lại cho đến ngày nay

Frankenstein - tạo hình, make up bởi Jack Pierce (1931).
Frankenstein - tạo hình, make up bởi Jack Pierce (1931). (ảnh: Needpix​).

Hình ảnh Frankenstein được biến thể rất nhiều kể từ khi tiểu thuyết của Marey Shelley phổ biến rộng rãi. Người ta đã tạo hình Frankenstein trong các vở kịch, hoá trang và điện ảnh,... Tuy nhiên đến năm 1931, Jack Pierce - người tạo hình Frankenstein trong phim “The Man Who Made Monster”, chính là tạo hình thành công nhất, đẹp nhất, và tạo hình đó như một “bản base” để áp dụng cho đến tận ngày nay trong công việc hoá trang, nhạc kịch, phim ảnh,...

Chẳng lạ gì khi Halloween ngày nay, ngoài hoá trang bí ngô, ma boo, con quỷ trong Scream, hay bất kỳ nhân vật ma quái phản diện nào, thì không thể thiếu hình ảnh Frankenstein - một trong những con quái vật được xây dựng thành công nhất trong ngành văn học và điện ảnh.

6. Frankenstein được viết bởi một thiếu niên

Ít nhất phải nói những năm thiếu niên của Mary Shelley. Năm 16 tuổi, cô bỏ trốn cùng nhà thơ Percy Bysshe Shelley. Cô sinh hai con trong vòng hai năm sau đó. Năm 1816, cặp đôi đi du lịch đến Thụy Sĩ và thăm Lord Byron tại Villa Diodati. Mary 18 tuổi bắt đầu ở đó Frankenstein. Nó được xuất bản vào năm 1818 khi cô 20 tuổi.

Mary Shelley cho biết cô ấy lấy ý tưởng từ một giấc mơ. Ban đầu, cô ấy không có ý tưởng hay cho một câu chuyện ma. Sau đó, cô ấy có một giấc mơ thức dậy: “Tôi không ngủ, và tôi không thể nói rằng tôi đang suy nghĩ,” cô ấy nói. Trong phần giới thiệu về ấn bản năm 1831 của Frankenstein [PDF], cô ấy mô tả tầm nhìn như sau: "Tôi nhìn thấy cậu sinh viên nghệ thuật xấu tính đang quỳ gối bên cạnh thứ mà cậu ấy đã lắp ráp. Tôi nhìn thấy bóng ma gớm ghiếc của một người đàn ông dang rộng, người sau đó có dấu hiệu của sự sống trong khi một động cơ mạnh mẽ đang hoạt động. … Anh ây đang ngủ; nhưng anh ta tỉnh táo; anh ta mở mắt ra; Thấy chưa, điều khủng khiếp đang đứng bên giường anh ta, mở rèm cửa và nhìn anh ta với đôi mắt màu vàng, đẫm nước nhưng đầy suy đoán". Mary mở mắt ra để thấy rằng cô ấy đã tìm thấy câu chuyện của mình. “Điều gì khiến mình sợ hãi sẽ khiến người khác sợ hãi,” cô nghĩ. Ngày hôm sau cô bắt tay vào làm.

7. Cuốn tiểu thuyết bước ra từ một cuộc thi truyện ma

Godwin và Shelley đến thăm Thụy Sĩ trong “năm không có mùa hè”, khi vụ phun trào núi Tambora vào tháng 4 năm 1815 ở Indonesia gây ra những bất thường khí hậu và nhiều mưa nghiêm trọng . Để giải trí, cả nhóm bạn bao gồm Byron, Mary, Percy và bác sĩ của Byron – John Polidori – đã đọc truyện ma và rồi thi xem ai nghĩ ra được câu chuyện ma hay nhất.

8. Được truyền cảm hứng từ khoa học

Rất nhiều khoa học thực tế đã truyền cảm hứng cho Shelley, bao gồm cả việc khám phá Bắc Cực, những nguyên nhân bí ẩn tạo ra từ tính của nó, công trình của nhà hóa học Sir Humphry Davy (người mà Shelley đã tham dự các bài diễn thuyết cùng với cha cô khi còn nhỏ) . Một nguồn cảm hứng khác là hiện tượng cơ bắp co lại do bị kích thích bởi điện.

9. Cuốn tiểu thuyết trùng tên với một lâu đài

Mary đã tạo nên cái tên Frankenstein – trong tiếng Đức có nghĩa là “hòn đá của người Frank” .

Nhà sử học Radu Florescu tuyên bố rằng gia đình Shelley đã đến thăm lâu đài Frankenstein trong chuyến hành trình ngược dòng sông Rhine. Ở đó, họ được nghe về nhà giả kim Konrad Dippel sống trong lâu đài cố gắng tạo ra một loại thuốc tiên có tên là Dippel’s Oil, thứ có thể giúp con người sống lâu hơn một trăm năm. Giống như Victor Frankenstein, người ta đồn rằng Dippel đã đào mộ và thử nghiệm trên các thi thể.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sử học đều tin rằng có mối liên hệ giữa hai chuyện này vì không có dấu hiệu nào trong tiểu thuyết cho thấy Frankenstein có một lâu đài và Shelley chưa bao giờ đề cập đến việc mình đã đến thăm một lâu đài trong chuyến đi sông Rhine.

10. Thomas Edison đã chuyển thể Frankenstein thành phim

Năm 1910, xưởng phim của Thomas Edison đã thực hiện một bộ phim dài 15 phút về Frankenstein – một trong những bộ phim kinh dị đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Người ta cho rằng nó đã bị thất lạc cho đến khi được phát hiện lại vào những năm 1980.

Cập nhật: 31/10/2024 Tổng Hợp
  • 12.378