Tiếng móng tay kin kít trên bảng đen là một trong 5 loại âm thanh khiến người nghe khó chịu nhất. Một nghiên cứu mới đã phát hiện sự tương tác giữa vỏ não thính giác và hạch hạnh nhân để tìm ra cơ chế lý giải cho hiện tượng này. Nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Newcastle và Wellcome Trust.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng có thể hạch hạnh nhân đóng vai trò điều chỉnh trực tiếp vỏ não thính giác phản ứng lại những âm thanh gây khó chịu. Vỏ não thính giác có trách nhiệm xử lý các kích thích âm thanh và hạch hạnh nhân - hạch có hình dáng quả hạnh nhân - có trách nhiệm xử lý các cảm xúc.
Hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng và bất biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó tạo ra những ký ức về các nguyên nhân tạo nên cảm xúc, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết được cái gì thú vị nên mong đợi và cái gì khó chịu và nguy hiểm cần phải tránh (ví dụ thú dữ, thức ăn độc hại). Nếu không có hạch hạnh nhân, con người vẫn cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại một chuyện bối rối nào đó đã xảy ra nhưng không thể nhớ được toàn bộ câu chuyện.
Một khảo sát nhỏ trên 13 người cho thấy có 5 loại âm thanh mà người tham gia thấy rất khó chịu gồm:
Từ kết quả khảo sát này, có thể kết luận rằng con người có khuynh hướng ghét kính và bảng đen.
Một điều thú vị là tất cả những âm thanh khó chịu đều nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 hertz (một đơn vị đo cường độ âm thanh). Tiếng la hét của con người cũng nằm trong phạm vi cường độ này. Tiếng khóc của trẻ con thường được nói đến như là ví dụ về một trong những âm thanh gây khó chịu nhất.
Ngoài những âm thanh khiến chúng ta dựng tóc gáy ở trên, còn có những âm thanh khiến người nghe muốn "phát điên":
Đây là bức ảnh đầu tiên chụp được lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng
6 thói quen làm nên sự khác biệt giữa chúng ta và người giàu