Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục lãng phí nước, Trái đất sẽ "chết khát" vào năm 2030.
Nói đến nước là nói đến thành tố đầu tiên quyết định sự sống. Bởi lẽ nước là thứ không thể thiếu trong đời sống con người, chúng ta có thể nhịn đói đến vài chục ngày nhưng không thể nhịn uống nước quá 10 ngày.
Mặc dù nước chiếm 3/4 diện tích Trái đất nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số nước đó là nước có thể sử dụng được mà thôi.
Tổng hợp của trang Business Insider dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những sự thật ngỡ ngàng về nước - nguyên tố vô cùng quen thuộc trong cuộc sống chúng ta.
Nhà thủy văn học - Tess Russo sau khi ước tính lượng nước có sẵn trên toàn thế giới đã phát biểu rằng, chỉ có 10% người nông dân ý thức theo dõi lượng nước mà những khoảnh đất của họ thực sự cần, số còn lại dường như không mấy quan tâm. Chính điều đó dẫn đến việc lượng nước bị lãng phí rất nhiều trong nông nghiệp.
Báo động hơn, con số 80% mà Tess đưa ra mới chỉ là mức trung bình. Sự thật là trong một năm khô hạn, người nông dân ở bang California có thể sử dụng lên đến 90% lượng nước của nhà nước. Nhưng hạn hán đâu phải chỉ là vấn đề riêng của bang California mà đó là vấn đề của toàn thế giới.
Heidi Hammel - nhà nghiên cứu nước ngoài không gian cho biết, cho dù bạn có nói rằng, bang California thực sự là một nông trường vĩ đại - nơi trồng hơn nửa các loại rau củ, trái cây tại Mỹ nhưng trên thực tế, còn rất nhiều vùng khác nuôi trồng các loại quả, hạt... cung cấp cho thế giới. Nếu nơi đâu cũng lãng phí nước thì không mấy mà Trái đất ta sẽ cạn kiệt nguồn nước.
Trên thực tế việc khai thác nước quá mức và xả nước thải "vô tội vạ" ra môi trường đã làm cho kết cấu lớp vỏ Trái đất - vốn chỉ cấu tạo từ những vật chất vụn như silicat và manti - trở nên xốp và yếu đi.
Theo các chuyên gia, điều này dẫn đến hệ quả tất yếu về những tai nạn như hố sụt tử thần, nặng hơn là lở đất và thậm chí là động đất.
Chúng ta đều biết, vận chuyển đồ ăn, thức uống lên trạm vũ trụ là việc cực kì khó khăn và tốn thời gian. Thông thường mỗi năm chỉ có 2 - 3 chuyến hàng tiếp tế được chuyển lên trạm vũ trụ bởi vậy, mọi thứ tại đây đều phải tiết kiệm đến mức tối đa, đặc biệt là nước.
Hầu hết nước trên trạm vũ trụ đến từb của các phi hành gia, mồ hôi và nước tiểu. NASA đã lắp đặt một máy tái chế nước tiểu vào năm 2008 để tiết kiệm khoảng 2.800 lít mỗi năm khi tàu đi vào quỹ đạo thấp của Trái đất.
Điều này được cho là vô cùng quan trọng bởi chúng ta đang cân nhắc tới việc đưa con người lên Sao Hỏa. Khi đó, chúng ta sẽ cần phải tăng cường khả năng tái sử dụng nước đến 95%. Bởi lẽ, ta sẽ rất khó có thể đưa nước vào không gian, và phần khác là vì Sao Hỏa không có bầu khí quyển để ngưng tụ hay có sự xuất hiện của mưa.
Từ trước tới nay, nhiều nhà khoa học tin rằng, Sao Hỏa là một hành tinh khô hạn. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy vỏ sao Hỏa chứa nước với tỷ lệ tương đương, thậm chí lớn hơn, so với vỏ địa cầu.
Tiến sĩ Francis McCubbin và tiến sĩ Erik Hauri thuộc Viện Carnegie (Mỹ) đã cùng các đồng nghiệp phân tích hai mẫu thiên thạch từ Sao Hỏa có niên đại khoảng 2,5 triệu năm trước.
Kết quả phân tích cho thấy nước chiếm tỷ lệ từ 70 - 300 phần triệu trong vỏ Sao Hỏa. Trong khi đó, tỷ lệ nước trong vỏ Trái đất vào khoảng từ 50 - 300 phần triệu. Điều đó cho thấy nước tồn tại trong quá trình hình thành của Sao Hỏa và hành tinh này có khả năng giữ nước bên dưới bề mặt của nó.
Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận định, nếu bạn đào sâu khoảng 1km, bạn có thể gặp nước trên Sao Hỏa, nhưng vấn đề là, bạn làm sao để có thể khoan được xuống địa điểm đó để tìm nước.
Trong thập niên 1970, một hoàng tử Ảrập Saudi đã nhen nhóm thành lập công ty kéo băng quy mô toàn cầu với ý định kéo một khối băng từ Nam Cực về thánh địa Mecca và làm nó tan chảy thành nước ngọt để phục vụ người dân trong mùa hành hương.
Ước tính, chi phí để kéo 100 triệu tấn băng đá về Mecca sẽ rơi vào khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.100tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) và chuyến đi sẽ mất tầm tám tháng.
Nhưng sau khi tranh luận chương trình này trong một hội nghị quốc tế ở Iowa và làm thử nghiệm tại vịnh San Francisco với một khối băng khổng lồ, người điều hành công ty này đã xác định kế hoạch sẽ không thành công. Cuối cùng, công ty dần tan rã vào khoảng cuối thập niên 1970.
Số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, cứ 15 giây trên thế giới lại có một trường hợp tử vong ở trẻ em do các bệnh liên quan thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh.
Mỗi ngày trên thế giới có tới 4.000 trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy mà nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh không bảo đảm. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới cần được cung cấp nước sạch và những điều kiện vệ sinh tối thiểu với chi phí lên tới chục tỷ USD.
Cùng với đó, Vào thời điểm này, ước tính trung bình có khoảng 40% dân số trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt, đặc biệt là khu vực châu Phi.
Do vậy, nếu không tiết kiệm và sử dụng nước hợp lý, các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng, Trái đất sẽ thiếu nước trầm trọng vào năm 2030.