Mỗi lần “thăng hoa”, nam giới có thể sản sinh tới 200 triệu tế bào tinh trùng. Tuy nhiên có rất nhiều điều thú vị về những “chú nòng nọc tí hon biết bơi” này mà có thể bạn chưa biết.
>>>Các kiểu bơi kỳ lạ của tinh trùng
Đặc trưng của một tinh trùng khỏe mạnh là sở hữu phần đầu hình oval cân đối và một phần đuôi dài có “móng guốc”. Nói cách khác, chúng hầu hết không “ăn ảnh”. Chỉ có một phần ba tinh binh của một người đàn ông là có ngoại hình “bình thường” còn lại đa phần trông rất kỳ dị và buồn cười, Tiến sĩ Craig Niederberger tiết lộ trên blog Male Health.
Khiếm khuyết của tinh trùng có thể bắt gặp ở một trong ba bộ phận chính là đầu, cổ hoặc đuôi, hoặc ở nhiều bộ phận cùng lúc. Lấy thí dụ, một tinh trùng lỗi có thể sở hữu tới hai đầu, đầu quá nhỏ hoặc quá to, cổ bị cong hay quá mỏng, một phần đuôi cong, gãy hay xoăn tít, hoặc có nhiều đuôi. Mặc dù vậy, liệu những bất thường này có ảnh hưởng tới sức mạnh của tinh binh hay không thì vẫn còn là đề tài bàn cãi của giới khoa học, Tiến sĩ Niederberger, người đang giữ chức Trưởng khoa Tiết niệu Đại học Illinois, Chicago cho biết.
Tinh trùng bọ cánh cứng đực có thể đi thành đôi, nhóm hay thậm chí móc
nối thành một sợi dài bao gồm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tinh trùng.
Tinh trùng của người có thể sở trông khá kỳ dị, nhưng vô địch về độ kỳ quái phải thuộc về động vật. Thay vì di chuyển đơn độc, tinh binh của bọ cánh cứng đực bao giờ cũng đi thành đôi, nhóm hay thậm chí là móc nối với nhau thành một sợi xích bao gồm hàng trăm hay hàng ngàn “tay bơi”. Phương pháp hợp tác teamwork kỳ lạ này có thể bắt nguồn từ việc tinh trùng bọ cánh cứng phải thích ứng theo hệ sinh dục ngày càng phức tạp, tiến hóa của bọ cái. “Khi nhìn vào sơ đồ hệ sinh dục của bọ cái, bạn không thể không nghĩ là tinh trùng cần có la bàn mới có thể tìm được đường đi”, nhà sinh học Scott Pitnick thuộc Đại học Syracuse New York cho biết. “Chúng cực kỳ phức tạp”.
Rồi cũng phải kể đến những con chuột không lông (naked mole rat) với tinh trùng trông kỳ dị chẳng kém gì hình thù của chúng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết tinh binh của chuột không lông không biết bơi (chỉ có 0,1% là bơi được). Thế nhưng những con đực này vẫn làm cho con cái thụ thai được.
Phải đến năm 1677, người ta mới phát hiện ra tinh trùng khi nhà chế tạo kính hiển vi người Hà Lan Antony van Leeuwenhoek tuyên bố nhìn thấy “những vi động vật (animalcules) di chuyển giống như lươn trong mẫu tinh dịch của chính mình dưới kính hiển vi".
“Cơ thể của chúng tròn nhưng tù ở phần đầu và thót lại phía sau, cuối cùng là một chiếc đuôi dài, mỏng”, Leeuwenhoek đã mô tả như vậy.
Từ trước những năm 1600 người ta tin rằng
đầu tinh trùng đã chứa sẵn hình người tí hon.
Là người đầu tiên phát hiện thấy tinh trùng nhưng Antony lại vô cùng nhầm lẫn khi suy đoán về cách tinh trùng thụ thai cho trứng. Trên thực tế, phải đến năm 1879, người ta mới chứng minh được sự tồn tại của quá trình thụ thai. Hồi những năm 1600, giới học giả tin rằng con người đã thành hình ngay từ trong trứng hoặc tinh trùng, với kích cỡ tí hon để nằm gọn trong đó.
Một số nhà “tinh trùng học” thậm chí còn tuyên bố họ đã nhìn thấy những hình người tí hon nằm trong phần đầu của tinh trùng. Họ tuyên bố phụ nữ chỉ làm mỗi công việc đơn giản là cung cấp “lò ấp” cho hạt giống phái mạnh mà thôi.
Tinh trùng là những tay bơi nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, dẻo dai. Hơn nữa, chúng còn được trợ giúp khi phải xâm nhập vào trứng. Một loại hormone progesterone do cơ thể người nữ sản sinh ra sẽ khuyến khích tinh trùng quẫy đuôi mạnh hơn để có thể xuyên qua lớp màng bảo vệ trứng. Một protein khác có tên catsper trong tinh trùng sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu hormone, một nghiên cứu công bố năm 2011 trên tạp chí Nature tiết lộ.
Phụ nữ thường bị hấp dẫn bởi những người đàn ông có giọng nói trầm, nam tính. Thế nhưng một nghiên cứu công bố tháng 12 năm ngoái nhận thấy, đàn ông nam tính hoàn toàn không sở hữu chất lượng tinh trùng cao hơn so với những quý ông có chất giọng “the thé”. Trên thực tế, độ đặc của tinh trùng ở những người này còn thấp hơn.