Chẳng rõ từ bao giờ, nhưng trong cộng đồng vẫn lưu truyền rất nhiều tin đồn kỳ lạ về công nghệ mà ai cũng tin tưởng làm theo.
Sạc điện thoại qua đêm là nguy hiểm? Máy tính của Apple không bao giờ bị nhiễm virus? Đây chỉ là những ví dụ cho một số quan niệm mà rất nhiều người vẫn đang cho là đúng, và áp dụng chúng ngày qua ngày.
Tuy nhiên, sự thật thì không nhiều quan niệm chúng ta đang tin là đúng đâu.
Độ phân giải quả là có một chút vai trò trong câu chuyện này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng máy càng nhiều "chấm", ảnh chụp càng đẹp được, vì nó chỉ quyết định đến kích cỡ của hình ảnh thôi.
Trên thực tế, ảnh đẹp hay không còn nhiều yếu tố quyết định, như ánh sáng, khẩu độ, kích cỡ cảm biến, và quan trọng nhất là kỹ năng của nhiếp ảnh gia.
Điều này có thể đúng với những chiếc điện thoại đời cũ. Thực tế thì các mẫu điện thoại ngày nay đều sử dụng pin lithium-ion, với cơ chế tự động ngắt sau khi nạp đầy.
Tuy nhiên, đúng là bạn không nên để pin sạc qua đêm. Không phải vì tuổi thọ của pin sẽ giảm, mà vì điện thoại vẫn sẽ "rút" một ít điện từ ổ sạc kể cả khi nó không cần dùng đến. Có nghĩa, hóa đơn tiền điện của bạn sẽ tăng thêm một chút (ít thôi, nhưng vẫn là tăng).
Kể cả khi cột sóng đầy, điều đó cũng không có nghĩa kết nối vẫn tốt. Cột sóng trên điện thoại của bạn chỉ có tác dụng cho thấy tín hiệu nhận được từ tháp antenna gần nhất là mạnh, chứ không đại diện cho toàn bộ hệ thống mạng và tốc độ mạng.
Nếu như có quá nhiều thiết bị cùng kết nối vào một tháp, bạn sẽ vẫn bị nghẽn mạnh, ngay cả khi cột sóng báo đầy.
Không rõ từ bao giờ, nhưng người ta vẫn tin rằng máy tính của Apple - dùng hệ điều hành MacOS - không dễ bị dính virus như của người bạn Window từ Microsoft.
Nhưng thực tế thì không có hệ điều hành nào miễn nhiễm hoàn toàn với virus cả. Lý do máy tính Windows nhiều virus hơn là vì Windows là hệ điều hành phổ biến nhất, và virus được tạo ra để tấn công thứ phổ biến mà thôi.
Và sự thực thì MacOS quả là có ít yếu điểm hơn, nhưng virus vẫn có thể xâm nhập được. Chỉ là chúng tốn nhiều thời gian hơn một chút thôi.
Nhiều thanh niên rất thường xuyên sử dụng trình duyệt dưới dạng ẩn danh (để làm gì thì không rõ). Tuy nhiên, có lẽ chẳng ai buồn đọc ghi chú trước khi bấm vào đó.
Sự thật là dữ liệu truy cập của bạn chỉ không được lưu lại trên máy tính sử dụng thôi. Còn các nguồn bên ngoài - như quản trị mạng, quản trị website - vẫn có thể theo dõi hoạt động của bạn. Có nghĩa, dữ liệu của bạn hoàn toàn không được bảo mật như bản thân vẫn tưởng.
Đây là một lời khuyên không hoàn toàn đúng. Sự thật thì đúng là sạc "zin" theo máy là tốt, nhưng nếu sử dụng loại sạc thay thế chất lượng cao hơn thì cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ là không nên sử dụng hàng fake rẻ tiền, vì nó có thể khiến bạn trả giá bằng tuổi thọ của thiết bị thôi.
Như đã thành thói quen, chúng ta sử dụng USB và khi muốn rút ra, cần phải click vào nút "safe remove" trên màn hình rồi mới rút được.
Nhưng bạn có biết cái nút đó để làm gì không? Nó đơn giản chỉ là thao tác kiểm tra mọi thứ đã được lưu trên USB chưa mà thôi, chứ chẳng còn tác dụng gì khác. Tức là bạn có rút thẳng nó ra cũng chẳng làm sao cả.
Các tập tin bị xóa vẫn có thể được phục hồi, ngay cả khi người dùng đã làm sạch "thùng rác". Các ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) sẽ khó khăn hơn trong việc phục hồi nhưng vẫn có thể làm được. Người dùng chỉ cần sử dụng những phần mềm khôi phục phù hợp.
Các tia X được sử dụng bởi các máy quét an ninh sân bay sẽ không thể xóa ổ cứng của người dùng hoặc làm hỏng thông tin trên nó.
Những thông tin trên các thiết bị lưu trữ chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi nam châm. Tia X chỉ có thể làm hỏng hình ảnh trên các cuộn phim analog nhưng không gây hại với thông tin kỹ thuật số.
Người dân ở California tin rằng lò vi sóng có thể sạc được điện thoại. Trong khi đó, người dân ở Georgia tin rằng điện thoại có màn hình nhỏ sẽ dễ bị hack hơn.