Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Và các bệnh thường gặp vào mùa mưa lũ là gì, và giải pháp khắc phục ra sao thì hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mãn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo đặc biệt là ở những vùng khí hậu ấm ẩm như Việt Nam.
Giải pháp
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp trong điều kiện thời tiết mưa lũ, ẩm ướt vì đây là cơ hội để loại muỗi vằn gây bệnh phát triển. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, căn bệnh này có thể gây tử vong nếu bị xuất huyết ồ ạt hoặc trụy tim mạch. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã hoành hành ở 128 quốc gia, với hơn 3,9 tỉ người bị bệnh, chiếm 40% dân số toàn cầu.
Bệnh sốt xuất huyết ngày nay được xem là bệnh nguy hiểm vì vừa mang tính cấp tính vừa mang tính truyền nhiễm. Trước đây, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết là bệnh của trẻ em, bởi vì 90% các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi và thường mang tính chu kỳ. Tuy vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, không những ở trẻ em mà người lớn cũng mắc, với tỷ lệ gần tương đương nhau. Ngay khi có các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, sốt và lạnh thì cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.
Giải pháp
Hiện bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là nhằm điều trị triệu chứng. Do đó, cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Mỗi người phải có ý thức giữ môi trường sống thông thoáng, xử lý các vũng nước ứ đọng và phát quang bụi rậm quanh nhà. Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước như bình hoa, vại nước. Dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng phế liệu trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là chai lọ, các mảnh vỡ có thể tụ nước, vỏ dừa. Úp ngược chúng khi chưa sử dụng. Dùng đèn đuổi muỗi hoặc trồng các loại cây thảo dược, cây có mùi hương quanh nhà để xua muỗi. Phun hóa chất, dọn vệ sinh quanh không gian sống để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi…
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều gây lũ cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là bệnh cúm, cảm lạnh. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.
Theo Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, hiện đang công tác tại Trung tâm Chăm sóc hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, khi những cơn mưa đến bất chợt sẽ khiến cho nhiệt độ xuống thấp, cũng là lúc vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh và “tấn công” vào hệ hô hấp của con người. Một số căn bệnh chúng ta dễ gặp về đường hô hấp trong mùa mưa lũ là: cảm lạnh, đau đầu, viêm họng, viêm phổi… Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh về đường hô hấp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, và những người lớn tuổi vì lúc này hệ miễn dịch đã suy yếu.
Giải pháp
Mưa, bão, lũ kéo dài, các bệnh đường tiêu hóa thường gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc Lỵ amíp,…., nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như: đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Tại thời điểm mưa bão như hiện nay, cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...).
Giải pháp
Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, nhiều người gặp trong những ngày mưa lũ. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.
Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi...Bệnh tiêu chảy là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như chúng ta biết giữ gìn vệ sinh tốt.
Bệnh về mắt như: Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ là bệnh phổ biến, dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Thời tiết ẩm sau mưa lũ tạo điều kiện cho virus phát triển; thói quen sử dụng nước giếng bị nhiễm bẩn tại một số hộ dân là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt tăng cao trong mùa mưa lũ.
Giải pháp
Cùng với những bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa, bệnh về xương khớp chiếm tỉ lệ khá cao số người bị mắc phải, đặc biệt ở những người có tuổi, có tiền sử mắc bệnh. Thời tiết thất thường, mưa nắng bất chợt khiến nhiều người bị đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Các khớp còn có thể bị sưng, gây khó khăn khi vận động. Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.
Giải pháp
Để phòng bệnh xương khớp trong những ngày mưa bão, người bệnh nên tránh ra ngoài trời mưa lạnh.
Lời khuyên tốt nhất cho mọi người để phòng bệnh này trong mùa mưa đó là bạn nên luyện tập thể thao. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức.
Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý: thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.
Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn cần lưu ý rằng ngay cả sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.
Đây là một bệnh dễ lây lan trong mùa mưa qua thực phẩm và nước đã nhiễm độc với các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, biếng ăn, tiêu chảy hoặc táo bón…Do vậy trong mùa mưa bão cần đun sôi nước uống thêm 2 phút, chế biến kỹ thực phẩm, đậy điệm thức ăn để tránh ruồi và côn trùng khác.
Giải pháp
Cách phòng bệnh thương hàn đặc hiệu và chủ động là tiêm vắc-xin. Cần cải thiện điều kiện vệ sinh như tăng cường nguồn nước sạch, ăn sạch, uống nước đun sôi, không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài…
Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.
Sốt vàng da là một bệnh sốt xuất huyết, gây ra bởi một loại virus lây lan qua muỗi. Trong trường hợp nhẹ thì sốt vàng da gây sốt, nhức đầu, buồn nôn và ói mửa.
Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước. Trong và sau mưa, lũ lụt, nếu ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.
Giải pháp
Trong và sau mưa lũ, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể và gây bệnh. Vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm.
Môi trường ô nhiễm sau mưa lũ rất dễ phát sinh virus gây tay chân miệng. Đặc trưng của loại bệnh này là sốt, đau họng, nổi ban có bọng nước. Bệnh tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Dấu hiệu ban đầu của bệnh, trẻ có thể bị sốt, nổi ban đỏ dạng mụn đỏ, mụn nước ở lông bàn tay, chân, ở gối, mông hoặc có loét ở miệng. Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của bảo mẫu. Bệnh cần được theo dõi và điều trị sát, tránh các tình trạng diễn biến nặng và các biến chứng của bệnh.
Biện pháp
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc với trẻ hàng ngày; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.