Âm nhạc kỹ thuật số: một năm nhìn lại!

  •  
  • 284

Âm nhạc kĩ thuật số cũng có thể coi là một sản phẩm của công nghệ thông tin (CNTT). Vì thế mà trong năm qua ngành công nghiệp này cũng có không ít các biến động trên mọi mặt - nổi cộm lên nhất vẫn là vấn đề pháp lý – tương tự như những gì đã xảy ra với CNTT thế giới.

Có thể có rất nhiều người trong chúng ta nhận được quà tặng là chiếc máy nghe nhạc kĩ thuật số nhân dịp lễ Giáng sinh năm nay - một trong những sản phẩm “thời thượng”, sản phẩm nên có tại thời điểm hiện nay. Nhưng chắc trong chúng ta ít ai biết rằng những sản phẩm đó cũng chỉ là khởi đầu của một câu chuyện …

Cuộc chiến các loại định dạng âm nhạc kĩ thuật số cùng với vấn đề tải nhạc bất hợp pháp vẫn là vấn đề nổi cộm nhất trong năm qua mặc dù ngành công nghiệp âm nhạc đã thực sự tiến hành một số hành động mạnh mẽ nhằm ngăn chặn. Kết quả có lẽ vẫn còn là vấn đề phải bàn cãi nhiều.

Đối với ngành công nghiệp thu âm, cuộc đấu tranh để thuyết phục người sử dụng trả tiền để sở hữu âm nhạc kĩ thuật số trên thiết bị của họ có thể nói vẫn là chưa đạt được kết quả đáng kể nào cả. Cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn…

Đối với người sử dụng và những người chỉ trích cách thức mà ngành công nghiệp âm nhạc sử dụng để chuyển sang âm nhạc kĩ thuật số, cuộc chiến để thuyết phục họ là cả một vấn đề chứ không chỉ xuất phát từ “gốc rễ”.

Vấn đề kiểm soát

2005 thực sự là một năm hỗn độn của ngành công nghiệp âm nhạc. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó vẫn có những chiến thắng đáng để lưu ý quan tâm trên lĩnh vực kinh doanh âm nhạc có bản quyền thông qua các hệ thống mạng chia sẻ tệp tin.

Nhưng ngành công nghiệp thu âm lại phải chịu một thất bại lớn trong cách giải quyết đối với các vụ vi phạm bản quyền. Vấn đề này càng bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa khi mà ứng dụng chống ăn cắp bản quyền XCP của Sony BMG trên một số CD bị phát hiện ra là sử dụng các kĩ thuật công nghệ thường áp dụng trong các loại virus, sâu máy tính, trojan … để giấu mình không bị phát hiện trên các PC.

Wayne Rosso, giám đốc phụ trách dịch vụ âm nhạc của Mashboxx đồng thời là cựu giám đốc của hệ thống dịch vụ chia sẻ tệp tin Grokster, tin tưởng rằng những áp lực “không tốt” cùng với những “rút lui” bắt buộc công nghệ XCP từ Sony BMG có thể sẽ là hồi chuông báo tử cho DRM (Digital Rights Management - Quản lý quyền kĩ thuật số).

DRM được định nghĩa là bất kì một cơ chế nào được sử dụng trên các CD hay các tệp tin âm thanh để kiểm soát việc sử dụng các tệp tin đa phương tiện truyền thông của người sử dụng. DRM có rất nhiều hình thức khác nhau và có thể giới hạn số lần mà các bài hát có thể được bổ sung vào các playlist, số lượng bao nhiêu CD có thể được phép ghi hay loại thiết bị nào các bài hát đó có thể được phát lại…

Rosso tin tưởng răng năm 2006 sẽ là một năm mà ngành công nghiệp thu âm sẽ thuyết phục được người sử dụng âm nhạc kĩ thuật số định dạng MP3.

Các hệ thống mạng ăn cắp

Wayne Rosso cho rằng chúng ta không chỉ phải kêu gọi chung chung mà còn phải nghĩ đến tận gốc rễ của vấn đề.

Mark Mulligan – chuyên gia phân tích âm nhạc của công ty nghiên cứu Jupiter, đồng ý với quan điểm cho rằng ngành công nghiệp âm nhạc nên nghĩ đến ý tưởng phải sống chung với âm nhạc miễn phí nếu ngành công nghiệp muốn nắm bắt được một số lượng người yêu nhạc thế hệ kế tiếp trước khi họ chuyển sang sử dụng các hệ thống chia sẻ tệp tin.

"Grokster có thể đang phải bước những bước đi cuối cùng trên con đường của mình nhưng nhu cầu về các hệ thống mạng chia sẻ tệp tint trực tuyến vẫn còn rất lớn. Nhu cầu này không thể mất đi trong một sớm một chiều.”

Theo Mr Mulligan, năm 2006 sẽ chứng kiến một sự tăng trưởng trong các hệ thống mạng ăn cắp có chức năng tương tự như các hệ thống chia sẻ tệp tin dạng ngang hàng. Tuy nhiên, khả năng bị phát hiện theo dõi là khó hơn rất nhiều.

2005 cũng đã chứng kiến một số thắng lợi pháp lý của ngành công nghiệp âm nhạc đối với các hệ thống chia sẻ tệp tin. Chiến thắng đáng chú ý nhất là quyết định của Toà án tối cao Mỹ về việc những có thể sẽ áp dụng các hình phạt pháp lý đối với các hệ thống mạng chia sẻ tệp tin. Chính phán quyết này đã dẫn đến việc Grokster phải đóng cửa.

Tuy nhiên, phán quyết của Toà án tối cao Mỹ lại không đề cập đến việc tải âm nhạc bất hợp pháp.

Mulligan cho rằng ngành công nghiệp âm nhạc nên theo một cách nào đó phải nắm được các hệ thống chia sẻ tệp tin, xây dựng các dịch vụ miễn phí … có thể bằng cách giảm chất lượng các loại tệp tin âm nhạc chẳng hạn.

Quan hệ lỏng lẻo

Có một sự thật hiển nhiên là trong khi số lượng người nghe âm nhạc kĩ thuật số cùng các loại thiết bị đang phát triển tăng trưởng mạnh mẽ thì âm nhạc kĩ thuật số vẫn chưa bắt kịp được nhịp độ tăng trưởng đó.

Theo một khảo sát gần đây cảu Napster thì những người yêu âm nhạc đang phải đấu tranh để “đổ đầy” thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số của họ khi mà những thiết bị này thường chỉ được sử dụng hết có 50% dung lượng lưu trữ lấy từ các đĩa CD.

"Người kinh doanh lẻ dự đoán là 2005 sẽ là một năm bội thu với việc kinh doanh âm nhạc kĩ thuật số định dạng MP3 nhưng những số liệu của chúng tôi tìm được cho thấy đó là một điều hoàn toàn ngược lại,” Leanne Sharman, tổng giám đốc của Napster, cho biết.

Vấn đề ở đây là việc lấy âm nhạc từ các CD tốn quá nhiều thời gian. Napster luôn quan tâm tới vấn đề khuyến khích người sử dụng sử dụng dịch vụ đăng kí có thu phí - dịch vụ không giới hạn việc tải âm nhạc mà chỉ phải trả một mức phí cố định hàng tháng.

Mulligan dự đoán là trong những năm tới đây dịch vụ âm nhạc thu phí sử dụng sẽ phát triển mạnh mẽ. MP3 sẽ vẫn là định dạng chủ yếu được sử dụng để quản lý các bộ sưu tập âm nhạc.

"Âm nhạc kĩ thuật số hiện vẫn có mối quan hệ lỏng lẻo với các thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số. Dường như đây vẫn chỉ được coi là một thứ gì đó bổ sung thêm.”

Theo VnMedia
  • 284