10 câu hỏi khó dành cho Hawking

Hẳn những tuyên bố của Stephen Hawking, nhà vật lý học thiên tài người Anh về sự diệt vong của Trái đất trong một tương lai gần hay sự tồn tại của Chúa Trời trong thời gian gần đây vẫn còn ám ảnh nhiều người. Mới đây nhất, Hawking đã có cuộc trò chuyện với tạp chí Times về những tuyên bố gây sốc của ông.

>>> Ông hoàng vật lý lười học khi còn bé
>>> Stephen Hawking: Cách tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian
>>> Hawking lại gây sốc: Thần học là không cần thiết!
>>> Tuyên bố "động trời" của Hawking: Chúa không tạo nên vũ trụ!
>>> Loài người nên tìm nơi định cư ở ngoài Trái Đất?

Dưới đây, Khoahoc xin trích đăng toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện này:

Câu hỏi 1: Nếu như Chúa trời không tồn tại, vậy vì sao ý niệm về sự tồn tại của Chúa dường như được toàn thế giới chấp nhận?


"Người ta không cần đến Chúa để giải thích vũ trụ" - Stephen Hawking.

Stephen Hawking: Tôi hoàn toàn không nói Chúa trời không tồn tại. Chúa trời trên thực tế là một cái tên mà mọi người đặt cho nguyên nhân vì sao chúng ta tồn tại. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nguyên nhân khiến chúng ta tồn tại là những định luật vật lý cơ bản chứ không phải là một cá thể nào đó mà chúng ta có thể kiến lập một mối quan hệ cá nhân, tức là một Chúa trời phi nhân cách.

Câu hỏi 2: Vũ trụ có kết thúc không? Nếu như có, sau đó sẽ là gì?

- Những quan sát hiện tại cho thấy vũ trụ vẫn đang không ngừng giãn nở. Nó sẽ tiếp tục giãn nở và ngày càng trở nên mênh mông, tối tăm hơn. Mặc dù, vũ trụ sẽ không có điểm kết thúc tuy nhiên, nó có vụ nổ Big Bang là điểm bắt đầu. Nếu như có người muốn hỏi trước khi vũ trụ hình thành là cái gì? Đáp án chính là không có cái gọi là “trước Big Bang’. Cũng giống như không có điểm nào ở phía nam hơn là Nam Cực cả.

Câu hỏi 3: Ông cho rằng nền văn minh của nhân loại có thể tồn tại đủ lâu để chúng ta có thể tiến xa hơn trong vũ trụ không?


- Tôi cho rằng nền văn minh của chúng ta vẫn có những cơ hội lớn để tồn tại cho tới khi chúng ta có thể di cư đến những hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời không có hành tinh nào có thể định cư giống như Trái đất. Vì vậy, tôi không rõ nếu chúng ta cứ tiếp tục biến Trái đất trở thành nơi không còn thích hợp để sống nữa thì chúng ta có thể tiếp tục tồn tại hay không. Để bảo đảm sự tồn tại của chúng ta lâu dài hơn, chúng ta buộc phải tìm kiếm những thiên hà khác, tuy nhiên, điều này cần nhiều thời gian hơn. Có lẽ chúng ta nên hy vọng là chúng ta có thể chịu đựng được tới lúc đó.

Câu hỏi 4: Nếu như ông có thể nói chuyện với Einstein, ông sẽ nói gì?


- Tôi sẽ hỏi ông ấy rằng: Vì sao ông lại không tin lỗ đen?”. Phương trình trong lý thuyết tương đối của ông ấy cũng có nghĩa là, những ngôi sao lớn hoặc những khối khí trong không gian có thể hình thành những lỗ đen do sự suy sụp hấp dẫn của chính bản thân nó. Einstein có lẽ không thích kết quả này vì ông cho rằng quá trình này có thể bị gián đoạn bởi các vụ nổ, cản trở sự hình thành của lỗ đen. Tuy nhiên, nếu như không có những vụ nổ đó?


"Tôi hy vọng năng lượng nguyên tử có thể trở thành nguồn năng lượng hữu dụng" - S.Hawking.

Câu hỏi 5: Trong cuộc đời mình, ông hy vọng nhìn thấy những tiến bộ khoa học như thế nào?

- Tôi hy vọng năng lượng nguyên tử có thể trở thành một nguồn năng lượng hữu dụng. Năng lượng nguyên tử cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu, không ô nhiễm, cũng không tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu hỏi 6: Ông cho rằng sau khi chúng ta chết, ý thức sẽ đi đâu?

Tôi cho rằng bộ não con người giống như một cái máy tính. Ý thức cũng giống như một phần mềm. Bạn tắt máy tính, phần mềm cũng kết thúc luôn hoạt động của nó. Về mặt lý luận, ý thức có thể được tái tạo lại trong hệ thống thần kinh, tuy nhiên điều này cực kỳ khó. Bởi vì điều này đòi hỏi tất cả những thông tin trong ký ức của một người.

Câu hỏi 7: Là một nhà vật lý học nổi tiếng, ông có thú vui nào đó bình thường không?

- Tôi thích các loại âm nhạc, từ những ca khúc pop thời thượng, âm nhạc cổ điển cho đến nhạc kịch opera. Tôi còn rất thích cùng con trai mình chơi trò đua xe F1.

Câu hỏi 8: Ông cho rằng cơ thể của ông ngăn cản hay giúp đỡ ông trong những nghiên cứu của mình.


- Mặc dù không may mắn mắc phải căn bệnh liên quan đến thần kinh vận động, tuy nhiên, ở những phương diện khác tôi rất may mắn. Tôi may mắn vì được làm công việc vật lý lý thuyết, một lĩnh vực mà những khuyết tật cơ thể không gây cản trở nhiều như những lĩnh vực khác. Tôi cũng may mắn vì những cuốn sác của mình rất thành công.

Câu hỏi 9: Có khi nào ông cảm thấy bị áp lực khi mọi người đều kỳ vọng ông có thể trả lời được tất cả những bí ẩn trong cuộc sống?


- Rõ ràng là tôi không thể trả lời tất cả những vấn đề trong cuộc sống này được. Mặc dù có rất nhiều học giả hoặc các nhà vật lý có thể trả lời những vấn đề liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp ích gì cho việc dự đoán những hành vi của con người. Bởi vì, điều đó cần nhiều phương trình hơn mới làm được. Tôi hoàn toàn không hơn bất cứ ai trong việc biết cách làm thế nào để khiến người khác vui vẻ, đặc biệt là phụ nữ.

Câu hỏi 10: Ông có cho rằng đến một ngày nào đó con người sẽ lý giải được toàn bộ các hiện tượng vật lý không?

- Tôi không mong chờ điều này, nếu không tôi sẽ thất nghiệp sớm…
Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video