10 hiểm họa lớn nhất đối với môi trường và con người

Nấu ăn bằng than củi là một trong những hiểm họa hàng đầu đối với sức khỏe con người. Trong khi đó, nước bề mặt bị ô nhiễm còn đáng sợ hơn cả phế liệu phóng xạ và nước thải không qua xử lý.

10 nguồn gây ô nhiễm đáng sợ nhất cho môi trường và con người

Tổ chức bảo vệ thiên nhiên Green Cross (Thụy Sĩ) và Viện Blacksmith (Mỹ) vừa công bố 10 nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất nhưng hiếm khi được nhắc đến trong các cuộc tranh luận về bảo vệ môi trường. Danh sách dựa vào những tiêu chuẩn do một nhóm quốc tế của các chuyên gia về môi trường và sức khỏe đưa ra, trong đó những tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ độc hại, cách thức gây độc và số người có thể bị ảnh hưởng.

Dưới đây là danh sách do hai tổ chức đưa ra:

  1. Đãi vàng bằng công cụ thô sơ
  2. Nhiễm độc nước bề mặt
  3. Nhiễm độc nước ngầm
  4. Chất độc trong nhà
  5. Khai thác mỏ công nghiệp
  6. Nấu chảy kim loại và gia công
  7. Phế liệu phóng xạ và phế liệu từ khai thác quặng urani
  8. Nước thải không qua xử lý
  9. Ô nhiễm không khí trong thành phố
  10. Tái sinh ắc quy

Đãi vàng là hiểm họa lớn nhất trong danh sách. Người dùng thủy ngân để đãi vàng không những gây hại cho chính bản thân và gia đình mà còn đầu độc những làng mạc gần đó khi chất độc này thoát ra môi trường. Khoảng 15 triệu người phải hứng chịu tác hại của thủy ngân được sử dụng để đãi vàng.

Kim loại nặng và chất hữu cơ từ sản xuất công nghiệp thâm nhập vào người do dùng nước này để nấu ăn hay tưới cây trồng. 

Tất cả các giếng đào vào nước ngầm đều có thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, nước ngầm nhiễm độc còn có thể chảy ra sông hay hồ. 

Đốt than, củi, mùn cưa để nấu ăn, sưởi, chiếu sáng là nguyên nhân chủ yếu tạo ra độc tố trong nhà. Do không thoáng khí, những gian phòng dùng than, củi hay phân để nấu ăn chứa nhiều khói độc, dẫn đến các bệnh ở đường hô hấp, ung thư phổi. Hơn một nửa dân số thế giới nấu ăn bằng than và củi, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ở phía nam châu Phi. Theo báo cáo, than củi khiến 3 triệu người chết mỗi năm và gây nên 4% ca bệnh trên thế giới. 

Vấn đề lớn nhất của khai thác mỏ là phế liệu chứa chất độc gây tác hại đến nông nghiệp và nước trong vùng.

Môi trường bị ô nhiễm nặng trong lúc nấu chảy kim loại: Khí SO2, NO, hơi độc và kim loại nặng bị thải ra môi trường xâm nhập vào trong cơ thể theo đường hô hấp.

Phế liệu phóng xạ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, từ ung thư cho đến tử vong.

Nước thải không qua xử lý gây ra những bệnh như dịch tả, thương hàn, lỵ, viêm gan. WHO dự tính hằng năm có khoảng 1,5 triệu người chết vì nước thải không xử lý. 

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh đường hô hấp và tuần hoàn. WHO dự tính mỗi năm có khoảng 865.000 người chết do ô nhiễm không khí là nguyên nhân trực tiếp gây ra.

Ắc quy thường được chuyên chở sang các nước nghèo. Ở đó chì được tái sinh bằng phương tiện thô sơ. Nó gây nhiều hậu quả đến sức khỏe như rối loạn tăng trưởng, hỏng gan, thiểu năng trí tuệ…

Viện Blacksmith Institute chuyên khảo sát những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại các nước đang phát triển và đưa ra biện pháp xử lý. Tổ chức Green Cross của Thụy Sĩ hoạt chuyên khắc phục những hậu quả do thảm họa công nghiệp và quân sự gây ra.

Phan Ba - Vnexpress (Theo Spiegel Online - Ảnh: Bl
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video