10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Đứng đầu trong danh sách này là một hệ thống siêu máy tính của Nhật Bản với mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Danh sách 10 siêu máy tính đắt giá nhất hành tinh

Chiếc siêu máy tính đầu tiên được ra đời vào đầu những năm 60 của thế kỉ trước tại trường Đại học Manchester. Tuy nhiên có thể bạn chưa nó hiệu năng của nó còn không bằng một chiếc máy tính để bàn ở thời điểm hiện tại.

Dù vậy, chỉ trong vài thập kỷ, công nghệ đã phát triển nhanh đến nỗi hiện nay hiệu năng của siêu máy tính đã được tính bằng tiêu chuẩn petaFLOPS (tốc độ xử lý tương đương một triệu tỷ phép tính mỗi giây).

Dưới đây là 10 chiếc siêu máy tính được đầu tư nhất trong lịch sử. Cùng mức đầu tư "khủng", những hệ thống này cũng mang lại hiệu năng tương xứng.

1. IBM Roadrunner (Mỹ) - 130 triệu USD

Roadrunner là chiếc siêu máy tính được IBM phát triển cho phòng nghiên cứu Los Alamos National Laboratory tại New Mexico, Mỹ. Nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008 và có thể đạt đến hiệu năng tối đa ở mức 1,7 petaFLOPS. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2008, chiếc Roadrunner đạt hiệu suất 1,025 PFLOPs, khiến nó trở thành siêu máy tính đầu tiên trong danh sách 500 siêu máy tính của thế giới vượt qua mốc 1,0 petaFLOPS hiệu năng. Vào tháng 11 cùng năm, Roadrunner đạt đến hiệu suất 1,456 PFLOPS.

Theo Supermicro Green500, vào năm 2008, Roadrunner là siêu máy tính tiết kiệm năng lượng thứ 4 trên thế giới. Chiếc máy này ngừng hoạt động vào cuối tháng 3 năm 2013 và bị thay thế bởi một siêu máy tính khác nhỏ và tiết kiệm năng lượng hơn nữa với tên gọi Cielo.

2. Vulcan BlueGene/Q (Mỹ) - 100 triệu USD

Vulcal cũng là chiếc siêu máy tính được IBM phát triển cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DoE) và được đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, California. Vulcan có hiệu suất tối đa đạt 5 petaFLOPs và hiện đang được xếp ở vị trí số 9 trong danh sách những chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới, theo Top500.org.

Được biết, Vulcan lần đầu tiên được đưa vào vận hành vào năm 2013 với tính ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học, vật lý plasma, khoa học khí tượng, hệ thống phân tử...

3. SuperMUC (Đức) - 111 triệu USD

Hiện đang xếp ở vị trí số 14 trong danh sách những siêu máy tính mạnh nhất thế giới, SuperMUC được vận hành bởi Trung tâm Siêu máy tính Leibniz (LRZ) thuộc Viện Khoa học Bavarian. SuperMUC được phát triển bởi IBM, vận hành nhờ hệ điều hành Linux và có chứa hơn 19.000 chip xử lý Intel và Westmere-EX với hiệu suốt tối đa có thể đạt là 3 PFLOPS.

SuperMUC khá nổi bật ở thời điểm được công bố nhờ được áp dụng một hệ thống làm mát mới của IBM có tên Aquasar (sử dụng nước nóng để làm mát hệ thống vi xử lý). Cơ chế này được cho là làm giảm tới 40% chi phí điện năng được dùng để làm mát hệ thống.

SuperMUC được sử dụng bởi các nhà khoa học Châu Âu trong rất nhiều lĩnh vực có thể kể đến như y học, vật lý học thiên thể, cơ học lượng tử, khoa học đời sống, mô phỏng các cuộc động đất...

4. Trinity (Mỹ) - 174 triệu USD

Với sứ mệnh đảm bảo các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ hoạt động an toàn, bảo mật và hiệu quả, chính phủ nước này đã đổ vào công ty siêu máy tinh Cray đến 174 triệu USD để dựng lên Trinity. Hiện chưa rõ thời điểm cỗ máy này được đưa vào vận hành.

5. Sequoia BlueGene/Q (Mỹ) - 250 triệu USD

Sequoia BlueGene/Q tiếp tục được phát triển bởi IBM cho cơ quan quản lý an ninh hạt nhân quốc gia của Mỹ NNSA. Nó được khai thác bắt đầu từ tháng 6 năm 2012 và nhanh chóng trở thành thiết bị máy tính mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Trải qua ba năm, đến nay Sequoia BlueGene/Q vẫn chệm trệ ở vị trí số 3 trong Top 500 siêu máy tính với tốc độ tối đa lý thuyết có thể đạt 20 FLOPS.

Sequoia BlueGene/Q cũng thu hút sự chú ý bởi nó là hệ thống đầu tiên vượt qua ngưỡng hiệu suất 10 PFLOPS.

6. ASC Purple và BlueGene/L (Mỹ) - 290 triệu USD

ASC Purple và BlueGene/L là hai chiếc máy tính trong một hệ thống siêu máy tính được công bố bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vào năm 2002. Chúng được lắp đặt tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore và dừng hoạt động từ năm 2010. Ở thời điểm đó, ASC Purple xếp thứ 66 trong danh sách Top 500 siêu máy tính.

Ở họp báo ra mắt hệ thống siêu máy tính nói trên, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói nó có nhiều sức mạnh xử lý hơn 1,5 lần bất cứ máy tính nào trong danh sách Top 500.

7. Sierra và Summit (Mỹ) - 325 triệu USD

Được dựng lên nhờ công nghệ IBM Power Servers và NVIDIA Tesla GPU, hai siêu máy tính có tên SierraSummit sẽ được lắp đặt vào 2017. Chúng được kỳ vọng sẽ giúp Mỹ một lần nữa có được vị trí đầu tiên trong lĩnh vực siêu máy tính.

Hiện nay, máy tính nhanh nhất thế giới với hiệu suất 55 FLOPs là chiếc Tinahe-2 của Trung Quốc. Chiếc siêu máy tính của quốc gia tỷ dân này có hiệu suất nhanh gấp đối chiếc máy tính đứng ở vị trí số 2. Tuy nhiên, khi hoàn thiện, Sierra được cho là se có hiệu suất hơn 100 FLOPS trong khi đó con số này của Summit là 300 FLOPS.

8. Tianhe - 2 (Trung Quốc) - 390 triệu USD

Được phát triển bởi đội ngũ gồm 1.300 kỹ sư và nhà khoa học cùng mức đầu tư khổng lồ, Tianhe-2 (tạm dịch: Thiên hà 2) hiện đang là chiếc máy tính có hiệu suất khủng nhất trên thế giới. Thực tế, Tianhe-2 đã giữ vị trí này từ năm 2013.

Tianhe-2 được cho là có khả năng thực hiện 33.860 tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Để có được cái nhìn đơn giản hơn về khả năng của hệ thống này, chúng ta có thể làm một phép so sánh nhỏ. Cụ thể, số lượng phép tính Tianhe-2 có thể thực hiện trong một giời tương tương số lượng phép tính được thực hiện bởi 1,3 tỷ người trong... 1.000 năm.

9. Earth Simulator (Nhật Bản) - 500 triệu USD

Earth Simulator (ES) được phát triển từ năm 1997 với chi phí 60 tỷ ye (tương đương 500 triệu USD). Chức năng chính của hệ thống siêu máy tính này là chạt các mô phỏng khí hậu thế giới và đo đặt mức độ ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như các vấn đề liên quan đến địa chất.

ES được hoàn thiện vào năm 2002 và đã từng một thời gian là chiếc siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

10. Fujitsu K (Nhật Bản) - 1,2 tỷ USD

Với mức đầu tư khủng nhất trong danh sách này, Fujitsu K hiện đang là chiếc siêu máy tính có hiệu suất tốt thứ 4 trên thế giới với tốc độ tối đa đạt 11 FLOPS. Được biết, Fujitsu K có tốc độ nhanh gấp 60 lần ES. Một năm vận hành chiếc máy này tốn 10 triệu USD cùng lượng điện năng 9.89 MW, tương đương lượng điện năng 10.000 hộ gia đình sử dụng.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video