12 nguyên tắc không thể bỏ qua trong việc giữ vệ sinh cơ thể

Giữ vệ sinh là điều hết sức cần thiết nhưng rất nhiều người chưa biết cách làm thế nào mới là đúng.

Cho dù bạn là được coi là người sạch sẽ nhưng bạn có dám chắc mình biết cách giữ vệ sinh cho bản thân? Nhiều người trong chúng hoặc chỉ đơn giản là quên thực hành thói quen giữ vệ sinh tốt hoặc rất lười biếng để tuân thủ chúng. Trong cả hai trường hợp nó đều có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, hãy tham khảo những nguyên tắc trong việc giữ vệ sinh như dưới đây nhé.

- Bắt đầu từ việc vệ sinh cá nhân. Bạn có đánh răng hai lần một ngày không? Nếu không, bạn phải bắt đầu làm việc đó từ ngày hôm nay. Đánh sạch răng sau khi ăn trưa và bữa tối là điều cần thiết vì nó giúp bạn tránh sâu răng và các bệnh về răng. Ngoài ra, trong ngày bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

- Nếu bạn là người có thói quen chia sẻ lược, bàn chải, khăn ăn, khăn tắm, quần áo và thậm chí cả chai nước... thì hãy từ bỏ thói quen đó ngay lập tức. Không bao giờ chia sẻ những vật dụng cá nhân này với người khác vì chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn lây nhiễm vi trùng, vi khuẩn từ người khác hoặc ngược lại làm lây bệnh cho họ.

- Bạn có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, điều này là rất tốt. Tuy nhiên, nếu lần nào bạn cũng sử dụng xà phòng chống vi khuẩn với niềm tin rằng sẽ tiêu diệt được vi khuẩn trên bàn tay thì lại là một sai lầm. Bạn nên nhớ rằng nếu sử dụng xà phòng chống vi khuẩn quá mức thì có thể giết chết các tế bào cơ thể. Điều này sẽ gây bất lợi cho cơ thể vì làm cho làn da bạn bị khô do mất nước và thô ráp.

- Giữ cho móng tay sạch sẽ là điều bạn cần hết sức chú ý vì dưới móng tay là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn. Nếu không làm sạch những vi khuẩn này, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể do bạn thường xuyên dùng tay tiếp xúc thức ăn hoặc cầm nắm các vật dụng khác.

- Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình sạch sẽ thì bạn cũng cần tắm rửa mỗi ngày. Cho dù ngày nóng hay không thì cơ thể bạn cũng ra một lượng mồ hôi nhất định. Lượng mồ hôi này kết hợp với các tế bào da chết, bụi bẩn trên da nếu không bị loại bỏ hàng ngày sẽ tích tụ lại và gây viêm da.

- Rửa mặt mỗi ngày với nước sạch là tốt nhất. Đặc biệt, nếu làn da bạn là da dầu thì càng càng không nên sử dụng xà phòng mỗi khi rửa mặt vì có thể sẽ khiến cho lượng dầu trên da nhiều hơn. Thay vào đó bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da của bạn mịn màng.

- Đừng bao giờ quên việc thay tất hàng ngày. Có những người có thói quen đi tất trong 2-3 ngày liền nhau, điều này rất có hại cho sức khỏe. Nó không những có thể khiến chân bạn "bốc mùi" khó ngửi mà có thể dẫn đến nhiễm trùng ở giữa các ngón chân. Do đó, hãy rửa chân sạch sẽ và thay tất hàng ngày để luôn tự tin với đôi chân của mình.

- Gội đầu khi đầu bẩn hoặc sau 2-3 ngày để loại bỏ gàu và bẩn trên da đầu. Để bảo vệ và giữ cho tóc khỏe, bạn chỉ nên gội đầu với nước ấm chứ không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.

- Che miệng khi hắt hơi hoặc ho là điều tối thiểu bạn có thể làm để bảo vệ môi trường và sức khỏe của những người xung quanh. Khi bạn hắt hơi hoặc ho, chắc chắn sẽ có một lượng vi khuẩn, vi trùng bay ra khỏi miệng. Nếu không che miệng, chúng sẽ nhanh chóng lan tỏa vào bầu không khí và bay sang những người khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

- Hãy rửa tay thay vì lau vào các loại giấy ăn mà bạn có. Sử dụng giấy ăn chỉ cho mục đích làm sạch tạm thời, sau đó bạn nên rửa lại bằng nước vì hầu hết các loại giấy ăn đều không thể đảm bảo vệ sinh an toàn do chúng không được khử trùng hoàn toàn.

- Sau khi tập thể dục hoặc ra mồ hôi, hãy nghỉ ngơi và đi tắm. Khi bạn tập thể dục, mồ hôi và dầu trên da của bạn có thể làm phát sinh mụn nhọt, gây ra nấm ngoài da, nhiễm nấm hoặc tụ cầu khuẩn... Do đó, tốt nhất, hãy đi tắm hoặc làm sạch cơ thể sau khi tập thể dục.

- Vệ sinh "vùng kín" hàng ngày để tránh sự gia tăng của các vi khuẩn có hại làm mất cân bằng môi trường và độ pH bên trong âm đạo. Việc này có tác dụng phòng bệnh phụ khoa hiệu quả và tránh được các nguy cơ ảnh hưởng khả năng sinh sản của bạn.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video