Chào mừng năm ánh sáng này, Học viện PI (Perimeter Institute for Theoretical Physics - tạm dịch Học viện Vật lý học lý thuyết) nêu ra hai mươi sự thật/thông tin bổ ích về ánh sáng mà họ cho là thú vị nhất, xin mời các bạn cùng đọc.
1. Khi ra khỏi khí quyển Trái Đất và nhìn Mặt Trời, bạn sẽ thấy mặt trời có màu trắng chứ không phải màu vàng, lý do mặt trời ở dưới đất màu vàng là ánh sáng bị khí quyển phân tán. Nếu bạn ở Venus (Sao Kim), bạn thậm chí không thể nhìn thấy mặt trời do khí quyển quá dày, và ở đây bạn sẽ bị điếc.
2. Thực ra con người có khả năng tự phát sáng được, tuy nhiên ánh sáng của ta thì yếu hơn khả năng nhìn của mắt người tới 1000 lần.
3. Ánh sáng có thể chui sâu xuống khoảng 80 mét nước biển. Ở độ sâu 2000 mét thì có con cá angler, trên đầu của nó có đốm tự sáng dùng để dụ mồi ăn thịt, con cá này nhìn rất xấu và đáng sợ.
4. Lý do lá cây có màu xanh là vì nó phản xạ ánh sáng xanh và hấp thu toàn bộ ánh sáng màu khác để quang hợp, nếu bạn chiếu ánh sáng xanh vào cây, nó sẽ không quang hợp được và sẽ chết, Viện PI không khuyến khích bạn giết cây.
5. Bắc cực quang xảy ra khi "gió" từ bão từ ở mặt trời tương tác với khí quyển trái đất.
6. Trong 1 giây, năng lượng tỏa ra từ mặt trời đủ sức hâm nóng được 3,200 tỉ tỉ bữa ăn nhanh.
7. Bóng đèn có tuổi thọ lâu nhất thế giới hiện nay là bóng dây tóc Centennial Light ở California, bóng này được thắp sáng liên tục từ năm 1901 đến nay và chỉ bị tắt vài lần do mất điện.
8. Phản xạ hắt xì khi bị chói mắt (ngửa mặt lên trời hoặc nhìn mặt trời sẽ bị hắt xì - cái này mình có bị) là hiện tượng xảy ra với khoảng 18%-35% loài người, người ta chưa tìm ra lý do, nhưng có cách trị là hãy mang kính khi nhìn lên mặt trời.
9. Hiện tượng cầu vồng kép xảy ra do ánh sáng phản xạ 2 lần trong các giọt nước, cầu vòng nhỏ sẽ có màu ĐCVLLCT - cầu vồng to sẽ có màu ngược lại là TCLLVCĐ.
10. Mắt ta không thấy được mọi thứ, nhiều loài động vật khác có mắt xịn hơn mắt người nhiều, ví dụ con ong có thể nhìn thấy tia cực tím, con rắn có thể thấy hồng ngoại v...v.
11. Thác Niagara được thắp sáng bằng điện từ năm 1879, lúc đó ánh sáng tương đương với 32.000 ngọn nến, bây giờ thì ánh sáng được tăng công suất lên tương đương với 250 triệu ngọn nến.
12. Khi ánh sáng đi xuyên qua các dạng vật chất khác nhau nó sẽ đi chậm lại và bị chuyển hướng (khúc xạ) nhờ vậy mà kính hội tụ có khả năng gom sáng lại thành 1 điểm giúp bạn đốt cháy mấy con kiến (không khuyến khích đốt kiến).
13. Mắt của con ếch cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, có nhà nghiên cứu ở Singapore đã dùng mắt ếch để phát triển máy phát hiện photon cực nhạy.
14. Lý do bóng Led tiết kiệm điện là nó chỉ phát ra ánh sáng mắt người nhìn thấy, còn các dạng bóng khác như dây tóc, huỳnh quang thì phát ra đủ loại ánh sáng, cho nên nó hao điện hơn.
15. Đom đóm phát ra ánh sáng lạnh với hiệu suất gần 100%, nhà khoa học đang nghiên cứu cách bắt chước loại ánh sáng này cho các thế hệ LED hiệu năng cao tiếp theo.
16. Để nghiên cứu về cách mắt nhận biết màu sắc, lúc trẻ ông Issac Newton đã ghim cây kim bằng gỗ vào trong mắt mình để xem màu sắc đến từ vật thể hay đến từ trong con mắt ta (Thực ra là nó đến từ cả 2, các tế bào hình que phản ứng với sóng ánh sáng màu tương ứng).
17. Nếu đột nhiên Mặt trời tắt bếp, thì phải đến 8p17 giây sau chúng ta mới biết, nhưng đừng lo, mặt trời còn đủ năng lượng để phát sáng thêm 5 tỉ năm nữa.
18. Tuy được gọi là Hố Đen - Lỗ Đen Vũ Trụ, nhưng thực ra lỗ đen là nơi sáng nhất trong vũ trụ này, năng lượng của nó tạo ra lớn hơn cả cái thiên hà chứa nó.
19. Cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng chui vào các giọt nước li ti trong không khí, ánh sáng bị khúc xạ rồi phản chiếu bên trong giọt nước đó rồi lại bị khúc xạ khi chui ra khỏi giọt nước, hoạt động này tạo ra cầu vồng.
20. Ánh sáng cũng có quán tính, người ta đang nghiên cứu làm sao để xài được loại năng lượng này để giúp các chuyến du hành sâu vào vũ trụ được tiết kiệm và hiệu quả hơn.
21. Các photon có thể tạo ra sóng xung kích trong nước hoặc không khí, tương tự như tiếng nổ siêu thanh. Không gì có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong chân không. Tuy nhiên, ánh sáng chậm lại trong không khí, trong nước, thủy tinh và các liệu khác vì các photon tương tác với các nguyên tử, gây ra một số hệ quả thú vị.
Đa số loại ánh sáng mắt người không nhìn thấy được.
22. Đa số loại ánh sáng mắt người không nhìn thấy được. Màu sắc là cách bộ não của chúng ta lí giải bước sóng của ánh sáng: quãng đường ánh sáng truyền đi được trước khi diện mạo sóng tự lặp lại. Nhưng màu sắc mà ta thấy – gọi là “khả kiến” hay “quang học” – chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ phổ điện từ.
23. Các nhà khoa học có thể tiến hành các phép đo trên từng photon độc thân. Ánh sáng gồm các hạt gọi là photon, các gói trường điện từ mang một năng lượng nhất định. Với các thí nghiệm đủ nhạy, bạn có thể đếm số lượng photon hoặc thậm chí tiến hành các phép đo trên từng photon độc thân. Các nhà nghiên cứu còn đông lạnh ánh sáng tạm thời.