3 "không" cần nhớ khi ăn mít vào mùa hè để tránh tăng cân và hại sức khỏe

Những điều cần biết khi ăn mít

Mít rất ngon nhưng nhược điểm là chứa quá nhiều đường. Do đó, trong mùa hè mọi người nên lưu ý vài điều sau khi ăn mít.

Mít là một trong những loại quả thơm ngon và được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa hè. Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Mít và các bộ phận của cây mít có thể được tận dụng để làm thuốc giải rượu, trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, trị nếp nhăn...

Tuy nhiên, mặc dù rất thích mít, nhiều người vẫn e ngại và không dám ăn nó. Lý do là vì lo ngại loại quả này có thể gây ra cảm giác nóng, bốc hỏa, gây khó ngủ. Thậm chí gây tăng cân do chúng rất có chứa rất nhiều đường.


Mít là một trong những loại quả thơm ngon và được nhiều người ưa thích.

Trả lời về lời đồn ăn mít có thể gây nóng trong người, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng hoa quả không có khái niệm về tính nóng hay lạnh. Không phải là múi mít có nhiệt độ cao khi chúng được đưa vào miệng sẽ gây ra cảm giác nóng. Mít, giống như nhiều loại hoa quả khác, càng có vị ngọt thì càng chứa nồng độ đường cao. Do đó ăn quá nhiều có thể gián tiếp gây ra cảm giác nóng.

Mít rất ngon nhưng nhược điểm là chứa quá nhiều đường. Do đó, trong mùa hè mọi người nên lưu ý vài điều sau khi ăn mít.

1. Những nhóm người không được ăn mít

Mít là một loại quả có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, có một số đối tượng cần hạn chế ăn mít. Đó bao gồm:

  • Trẻ em và người bị mẫn cảm về da: Việc ăn quá nhiều mít có thể gây ra cảm giác nóng trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề về da như rôm sảy. Đặc biệt, nếu không duy trì vệ sinh sạch sẽ, nó có thể gây ra tình trạng nổi mụn nhọt.
  • Người có thân nhiệt cao: Những người có cơ địa nhiệt độ trong cơ thể cao nên hạn chế ăn mít quá nhiều. Nguyên nhân là vì nó có thể tạo ra cảm giác bức bối, khó chịu trong cơ thể.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Đối với nhóm người tiểu đường, tốt nhất là không nên ăn mít, vì mít chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Ăn nhiều có thể làm tăng đột ngột hàm lượng đường trong máu. Kể cả người khỏe mạnh cũng nên ăn hạn chế vì dễ làm tăng đường huyết, tăng nguy cơ mắc tiểu đường..
  • Người béo phì: Người bị béo phì có khả năng chuyển đổi đường thành mỡ nhanh chóng. Do đó, nên hạn chế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít, để tránh tích tụ mỡ trong bụng và cản trở lưu thông máu.
  • Người bị gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao: Mít chứa nhiều đường, không tốt cho gan, thậm chí có thể gây ra cảm giác nóng trong cơ thể. Người mắc gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao cần thận trọng khi tiêu thụ các loại quả giàu năng lượng như mít.


Mít rất ngon nhưng nhược điểm là chứa quá nhiều đường.

2. Không ăn quá nhiều mít trong một lúc

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh không được ăn nhiều mít cùng lúc. Nếu không sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.

Vị chuyên gia cho biết, mỗi lần ăn mít, chúng ta chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi.

3. Không ăn mít vào buổi tối

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo không được ăn mít vào buổi tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm. Ngoài ra, mọi người cũng không nên ăn mít lúc đói bụng vì dễ gây bụng. Mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa.

Cập nhật: 10/05/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video