9 điều không nên làm khi đi vệ sinh

Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng như là nhu cầu cá nhân rất bình thường của con người, nhưng có những thói quen không tốt cho sức khỏe khiến bạn kinh ngạc từ việc đi vệ sinh không đúng cách.

Dưới đây là 9 điều không nên làm khi đi vệ sinh mà bạn cần phải nhớ.

1. Đọc báo, xem điện thoại

Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen “ngồi lì” hàng giờ để đọc báo, xem điện thoại khi đi vệ sinh. Thời gian ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến cho tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Về lâu dài dẫn đến tình trạng táo bón, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư đường ruột.

Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, nếu đứng dậy quá nhanh dễ sinh hiện tượng choáng và té ngã.

2. Dùng quá sức khi đại tiện

Khi đi đại tiện, nếu dùng quá sức để “rặn” mạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, dùng quá sức khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử. Vì khi đó, cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao oxy nhiều gây đau tim, nghẽn hoặc nghiêm trọng là mất nhịp tim, dẫn đến đột tử.


Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng như bình thường... (Ảnh minh họa)

3. Đại tiện xong, đứng dậy quá nhanh

Người mắc bệnh tim mạch, não hay mạch máu nếu lập tức đứng dậy ngay sau khi ngồi bồn cầu lâu sẽ dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời, gây choáng, hoa mắt, té ngã. Nguy cơ này càng dễ gặp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, người bị cao huyết áp khi dậy sớm thì huyết áp sẽ càng cao, nếu đi toilet ngay sau khi thức dậy thì nguy cơ gặp sự cố càng tăng. Nếu được, hãy gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu để có điểm tựa khi cần thiết.


...nhưng chúng ta vẫn thường hay mắc phải những thói quen “chết người” khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. (Ảnh minh họa)

4. Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu

Nhịn quá lâu rồi đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh quá hưng phấn, nước tiểu trong bàng quang trong nháy mắt bị thải ra hết khiến cho huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại, dễ gây ra hiện tượng choáng váng.

Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi bạn ra vào hàng ngày, vì vậy, bạn cũng cần lưu ý môi trường trong nhà vệ sinh để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Nhiều người thích xịt nước thơm trong toilet để tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên trên thực tế, hợp chất hữu cơ trong dung dịch này nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy, nếu muốn khử mùi toilet, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên như đặt vào lát chanh, vỏ cam, vỏ bưởi bên trên bồn chứa nước của bồn cầu; hoặc có thể thắp chút tinh dầu thiên nhiên nơi thấp nhất trong toilet để đạt mục đích khử mùi.

5. Hút thuốc lá

Nhiều người tranh thủ hút thuốc khi đi vệ sinh để không ảnh hưởng bên ngoài. Nhưng bạn có biết rằng thói quen này càng làm tăng mức độ nguy hại cho sức khỏe.

Thuốc lá vốn bị coi là tác nhân cực kì độc hại cho sức khỏe của cả người hút và người hít phải phải khói thuốc. Trong thuốc lá có những hóa chất khi hít phải về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Kết hợp hút thuốc trong quá trình đi vệ sinh càng làm cho mức độ nguy hại sức khỏe tăng lên bởi trong không gian nhỏ nếu khói thuốc lá được xả ra thì chính chúng ta hít vào cơ thể, làm gia tăng các bệnh về phổi đặc biệt ung thư phổi.

6. Sấy khô tay

Việc lạm dụng máy sấy khô tay mỗi khi đi vệ không phải là lựa chọn tối ưu.

Các nhà nghiên cứu người Anh đã đặt một loại vi khuẩn không có hại lên tay những người tham gia nghiên cứu để mô phòng cho bàn tay bẩn, sau đó, một số người được dùng máy sấy khô tay trong khi những người khác dùng giấy vệ sinh để lau tay.

Sau khi sấy khô tay, họ tiến hành đo số lượng vi khuẩn trên tay những người này thì thấy tay những người dùng máy sấy khô chứa nhiều vi khuẩn hơn tay những người làm sạch bằng giấy vệ sinh.

Theo giáo sư Mark Wilcox của ĐH Leeds, người đứng đầu cuộc nghiên cứu thì vi khuẩn có trong không khí xung quanh máy sấy khô tay nhiều gấp 27 lần trên giấy vệ sinh và tồn tại trong thời gian dài. Khi sấy tay, các vi khuẩn này có thể bám vào tay bạn. "Khi bạn dùng máy sấy tay ở nhà vệ sinh công cộng, bạn có thể bị lây nhiễm những loại vi khuẩn từ những người dùng trước đó", ông Wilcox cho biết.

7. Đặt đồ điện cỡ lớn trong nhà vệ sinh

Các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, máy sấy trong nhà vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Máy giặt thấm nước, bình nóng lạnh bằng điện đã cũ có thể gây hở, giật điện, bình nóng lạnh bằng khí đốt thì dễ gây trúng độc carbon monoxide. Vì vậy tốt nhất không nên đặt đồ điện trong phòng vệ sinh.

8. Sàn nhà trơn ướt

Nhà vệ sinh là nơi ướt và trơn nhất trong nhà, nước đọng lại sau khi tắm giặt khiến ta không chú ý chút là có thể trượt ngã. Vì thế, trong nhà vệ sinh phải bảo đảm khô ráo, có thể đi dép có đế chống trơn trượt.

9. Không nên sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh


Bề mặt thô ráp của giấy vệ sinh có thể gây ra các kích ứng về da.

Tâm lý mọi người sử dụng nhiều giấy vệ sinh để làm sạch, tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều giấy vệ sinh sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh lây lan. Bề mặt thô ráp của giấy vệ sinh có thể gây ra các kích ứng về da của bạn.

Cập nhật: 07/02/2020 Theo Trí Thức Trẻ/zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video