Với thuốc lá, người hút không thấy tác hại ngay mà nó dần dần xâm nhập vào, phá hủy các cơ quan trong cơ thể, gây nên một số bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, hoại tử...
Mặt trước, mặt sau của bao thuốc Marlboro. |
Ngoài ra hút thuốc thụ động (không hút thuốc nhưng bị ảnh hưởng từ khói thuốc) cũng dẫn tới các bệnh trên. Đặc biệt 85% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính trên toàn cầu là viêm phế quản mãn tính. Nếu bà mẹ đang mang thai hút thuốc sẽ dẫn đến tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng... ở đứa trẻ sau này.
Thuốc lá có rất nhiều tác hại. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu. Đôi khi, dù hiểu nhưng bản thân người hút vẫn không kiềm chế được thói quen của mình. Khi họ không làm được điều đó thì Chính phủ phải có biện pháp. Tại bang California, Mỹ người ta sẽ tiến hành bỏ phiếu quyết định tăng mức thuế lên 2,6 USD trên một bao thuốc, tức mức thuế trung bình mỗi bao là 6,55 USD. Các bang Texas, New Jersy, Missouri... đang thực hiện lộ trình tăng thuế. Các biện pháp trên là một trong những cách tích cực nhất tuyên chiến với thuốc lá. Với việc tăng mức thuế, người ta hy vọng sẽ giảm tối đa số lượng người hút.
1. Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh khí thũng: Khí thủng là bệnh mà các bọc khí trong phổi bị phá hủy dần dần, gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Người bị bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi hô hấp. Hầu hết nguyên nhân của bệnh này là do hút thuốc lá. 2. Hút thuốc là nguyên nhân ung thư miệng và họng: Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh ung thư. Bao gồm ung thư miệng và họng. Căn bệnh này làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn, trầm trọng hơn nó dẫn tới những biến dạng vĩnh viễn nơi miệng và họng. 3. Hút thuốc là nguyên nhân của bệnh hoại tử: Thuốc lá là tác nhân quan trọng phá hoại các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Hút thuốc còn dẫn tới tình trạng đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Từ đó, phá hủy hoàn toàn đôi bàn chân. |
Bất cập nằm ngay trong chính các biện pháp của các hãng thuốc, các cơ quan có chức năng. Chưa một loại thuốc lá nào sản xuất tại Việt Nam được in hình ảnh gây ấn tượng sợ hãi cho người sử dụng. Hầu hết vỏ bao thuốc của ta cũng chỉ có lời cảnh báo, nhưng dòng chữ cảnh báo quá nhỏ, liệu có người hút thuốc nào chú ý để đọc nó không? Hay đến bao giờ Nhà nước mới áp dụng một cách có hiệu quả việc tăng mức thuế đối với mặt hàng này.
Được biết một người có thâm niên hút thuốc, bao nhiêu năm chỉ một lần duy nhất, thốt ra câu: “Sợ quá, chắc từ nay bỏ thuốc” hoặc: “Nhìn thấy ớn, hút thuốc mất cả ngon...”, ấy là khi anh nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ trên bao thuốc kia. Những lời tuyên truyền không thể có sức mạnh bằng một hình ảnh. Thiết nghĩ, đã đến lúc Nhà nước cần áp dụng biện pháp buộc các hãng sản xuất thuốc lá tại Việt Nam phải in hình ảnh cảnh báo những nguy hại từ thuốc lá trực tiếp trên sản phẩm.
Vũ Yến