Ăn đêm có thể gây béo - điều này ai cũng biết! Nhưng bên cạnh đó, những hệ lụy khác đủ để khiến tất cả chúng ta phải giật mình.
Hậu quả kinh khủng của việc ăn đêm
- 1. Ăn đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ
- 2. Nguy cơ bị bệnh tim cao hơn
- 3. Dễ gây trào ngược dạ dày
- 4. Bạn sẽ ăn uống mất kiểm soát vào ngày hôm sau
- 5. Nguy cơ tổn thương thận
- 6. Tiềm ẩn nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
- 7. Làm chậm quá trình tiêu thụ chất béo của cơ thể
- 8. Ăn đêm khiến da nổi mụn
- 9. Ăn đêm sẽ lão hóa sớm
Phàm là người, ai chẳng có đôi lần không cưỡng lại được mà mò xuống tủ lạnh vào ban đêm. Biết rằng sẽ tăng cân đôi chút, nhưng có lẽ vào thời điểm đó chẳng ai để ý đến cả.
Tuy nhiên, có lẽ sau này bạn nên suy nghĩ lại trước khi "tọng" vào mồm bất kỳ thứ gì sau 10h tối. Nguyên do là vì ăn đêm không chỉ khiến bạn mập ra, mà còn đem lại nhiều hệ lụy khác đến với cơ thể, mà có khi bạn chưa từng được nghe đến.
1. Ăn đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ
Theo một nghiên cứu từ ĐH California (Mỹ), ăn đêm gây tác động tiêu cực đến khả năng hình thành ký ức và khả năng nhận thức của não bộ.
Các chuyên gia thực hiện thí nghiệm trên 2 nhóm chuột trong vòng 2 tuần. Một nhóm có chế độ ăn bình thường, nhóm còn lại thường xuyên ăn đêm.
Ăn đêm gây tổn hại trí nhớ.
2 nhóm chuột sau đó tham gia một bài test về việc phân biệt các đồ vật mới và cũ trong chuồng. Kết quả, nhóm chuột ăn đêm có khả năng kém hơn hẳn, đồng thời trí nhớ trong dài hạn bị thương tổn nghiêm trọng.
2. Nguy cơ bị bệnh tim cao hơn
Đã từng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn uống vào thời điểm muộn trong ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một ví dụ là nghiên cứu của trường ĐH Dokuz Eylül (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong số 700 người trưởng thành tham gia nghiên cứu, họ nhận thấy thói quen ăn uống muộn gây ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Trong đó, khoảng thời gian 2h trước khi đi ngủ mà ăn sẽ gây tác động nặng nề hơn.
Ăn uống vào thời điểm muộn trong ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Bác sĩ Ebru Özpelit - giáo sư khoa tim mạch từ ĐH Dokuz Eylül cho biết: "Chúng ta nên có tần suất ăn uống lý tưởng, vì cách chúng ta ăn gây ảnh hưởng rất nhiều. Ăn sáng là quan trọng, ăn trưa cũng vậy. Nhưng ăn tối nên ít lại, và không nên ăn muộn sau 7h tối".
3. Dễ gây trào ngược dạ dày
Ăn đêm - đặc biệt là các thức ăn khó tiêu là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ngủ.
Thông thường, dạ dày của chúng ta cần vài giờ để tiêu hóa. "Nhưng khi ăn no rồi đi ngủ, acid tiết ra có thể lọt vào thực quản, gây ra trào ngược" - Jamie Kourman, bác sĩ trị liệu tại New York chia sẻ.
Hơn nữa, Koufman còn cho biết các loại thuốc điều trị trào ngược thường không có tác dụng trong trường hợp này, đồng thời để lại một số tác dụng phụ không mong muốn.
4. Bạn sẽ ăn uống mất kiểm soát vào ngày hôm sau
Một trong những lý do khiến bạn tăng cân khi ăn đêm chính là cảm giác đói khi ngủ dậy.
Một trong những lý do khiến bạn tăng cân khi ăn đêm chính là cảm giác đói khi ngủ dậy. Bạn sẽ cảm thấy đói hơn, dẫn đến việc ăn nhiều hơn và tăng cân.
Cụ thể thì khi ăn đêm, lượng insuline trong máu sẽ tăng lên. Nhưng đổi lại thì ghrelin - hormone kích thích cơn đói cũng sản sinh nhiều hơn.
Ghrelin bình thường được cơ thể tiết ra từ 8h tối - 8h sáng hôm sau. Quá trình này vẫn diễn ra bình thường kể cả khi bạn ăn đêm, do đó bạn sẽ thấy đói hơn bình thường rất nhiều khi thức dậy.
5. Nguy cơ tổn thương thận
Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy có mối liên hệ giữa việc ăn bữa tối muộn dẫn đến lượng protein cao bất thường trong nước tiểu của đối tượng. Tình trạng này là dấu hiệu của bệnh thận.
Nói tóm lại, ngoài tăng cân thì việc ăn khuya thường xuyên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe và chúng ta nên tránh thói quen có hại này.
6. Tiềm ẩn nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Theo các bác sỹ, hội chứng chuyển hóa là một tên gọi dễ hiểu cho một nhóm các tình trạng thường xảy ra cùng nhau và làm tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Các nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều mối liên hệ giữa việc ăn khuya và hội chứng chuyển hóa này.
7. Làm chậm quá trình tiêu thụ chất béo của cơ thể
Một nghiên cứu của Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ cho thấy thói quen ăn muộn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa chất béo và các dấu hiệu nội tiết tố liên quan đến bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành công trình này với 9 tình nguyện viên là người trưởng thành có cân nặng khỏe mạnh. Họ trải qua hai điều kiện, một người ăn ban ngày (nghĩa là 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn nhẹ từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối) trong tám tuần và một bữa ăn chậm trễ khác (3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn nhẹ từ trưa đến 11 giờ tối) trong tám tuần.
Các tình nguyện viên được yêu cầu ngủ ở 1 thời điểm cố định, từ 11 giờ tối đến 9 giờ sáng. Kết quả những người ăn muộn có các dấu hiệu như tăng cân, chuyển hóa ít chất béo hơn và nhiều carbohydrate hơn.
Tiến sĩ Namni Goel, Phó giáo sư nghiên cứu về tâm thần học tại Trường Y, Đại học Pennsylvania, Mỹ chia sẻ: "Thói quen ăn muộn có thể ảnh hưởng xấu đến các vấn đề như cân nặng, năng lượng và các dấu hiệu nội tiết tố như glucose và insulin cao hơn. Nó còn liên quan đến bệnh tiểu đường, cholesterol cao và triglyceride, các vấn đề về tim mạch và nhiều vấn đề khác về sức khỏe".
8. Ăn đêm khiến da nổi mụn
Trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 23 giờ đêm, làn da sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm da, thâm nám, xuất hiện mụn trứng cá, tàn nhanh và các vết nhăn.
9. Ăn đêm sẽ lão hóa sớm
Ngoài gây tăng cân thì thói quen ăn đêm còn vô tình làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa da trong cơ thể bạn. Đặc biệt, nếu những bữa ăn đêm có sự xuất hiện của các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, khó tiêu hóa... thì cơ thể bạn sẽ không còn sinh khí, da sần sùi, nổi mụn nhiều hơn.
Từ khoảng 22h trở đi, làn da của bạn sẽ ở trạng thái dưỡng và phục hồi. Thế nên, ăn đêm sau đó sẽ chỉ gây khô da, giảm sức đàn hồi và khiến làn da kém mịn màng.