4 loại thực phẩm nên ăn sau khi bị nôn

Sau khi nôn, bạn nên ngậm đá lạnh, ăn vài miếng bánh quy, đồng thời tránh tiêu thụ trà, cà phê, đồ uống có ga và nước ép rau củ.

Theo The Health Site, buồn nôn và ói mửa là những vấn đề phổ biến bạn có thể phải đối mặt ngay cả khi không mang thai hay bị trào ngược axit.

Tiến sĩ Purnima Suhas Prabhu, bác sĩ tại bệnh viện PD Hinduja, Mumbai, Ấn Độ, cho biết nếu buồn nôn, nôn mửa sau chấn thương đầu hoặc đau bụng, bạn nên ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn dễ gặp triệu chứng này do căng thẳng, lo lắng, một số loại thực phẩm dưới đây có thể làm dịu dạ dày và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

Đá lạnh


Ngậm một vài viên đá lạnh trong miệng có thể ngăn ngừa cảm giác nôn nao. (Ảnh: Thehealthsite).

Tiến sĩ Purnima cho biết buồn nôn hoặc nôn do căng thẳng là tình trạng khá phổ biến ở học sinh trước mỗi kỳ thi vì khi lo lắng, cơ thể tạo ra nhiều axit hơn. Sau khi nôn, nhiều người thường uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống một lượng nước lớn ngay sau khi nôn vì có thể làm dạ dày nặng nề hơn. Thay vào đó, bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh để ngăn ngừa ói mửa.

Bánh quy

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên ăn bánh quy lúc đói vào buổi sáng để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. Nếu dễ bị say tàu xe, bạn nên có một gói bánh quy trong túi mỗi khi đi xa.

Sữa chua hoặc sữa đông

Bạn có thể uống một ly sữa lạnh nhưng sữa chua là lựa chọn tốt hơn vì nó dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chỉ tiêu thụ sữa tươi không có hương vị. Chúng sẽ làm dịu dạ dày, giảm lượng axit tối đa.


Sữa chua sẽ làm dịu dạ dày, giảm lượng axit tối đa.

Thực phẩm nên và không nên ăn

Một vài giờ sau khi nôn, điều tồi tệ nhất bạn làm cho cơ thể là tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều gia vị. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit, kích hoạt cảm giác buồn nôn. Bạn nên ăn thực phẩm nhạt như bánh mì.

Ngoài ra, sau khi nôn, bạn nên tránh tiêu thụ một số thực phẩm như:

  • Rau sống hoặc nước ép rau củ: Ăn rau sống với hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích ứng dạ dày vì chúng không dễ tiêu hóa. Điều này cũng tương tự như các loại nước ép rau củ.
  • Trà hoặc cà phê: Caffeine là chất có thể làm tăng nồng độ axit, dẫn đến buồn nôn, ói mửa. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ cà phê hoặc trà, những thực phẩm chứa nhiều caffeine sau khi nôn.
  • Đồ uống có ga: Tiêu thụ đồ uống có ga có thể dẫn đến đầy hơi, đồng thời chúng cũng chứa caffeine, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn thêm lần nữa sau khi tiêu thụ đồ uống này.
Cập nhật: 07/11/2016 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video