8 cách tự nhiên để làm sạch không khí tại nhà

Bạn dùng nến sáp ong, than hoạt tính, trồng cây, các loại tinh dầu giúp căn nhà trở nên thoáng, không khí trong lành. 

Tăng thông gió

Nhà thông gió làm giảm độ ẩm, nhưng không có nghĩa mở tất cả cửa sổ để không khí ô nhiễm ngoài trời xâm nhập vào không gian sống. Thay vào đó, bạn cài đặt các lỗ thông hơi nhỏ để làm sạch và tận hưởng không khí trong lành vào trong nhà. Có thể sử dụng quạt hút giúp mang không khí ô nhiễm ra ngoài.

Nến sáp ong


Nến sáp ong có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà. (Ảnh: Food TV).

Nến sáp ong hoạt động như máy lọc không khí tự nhiên, làm ion hóa không khí và trung hòa các hợp chất độc hại. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng không khí ở nhà, nến cháy chậm nên bạn không cần phải thay chúng thường xuyên.

Trên thực tế, nến sáp ong nguyên chất cháy gần như không có khói hoặc mùi hương, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân hen và loại bỏ chất gây dị ứng phổ biến như bụi từ không khí. Tránh dùng nến paraffin có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Than hoạt tính

Một cách tuyệt vời để làm sạch không khí trong nhà là than hoạt tính. Nó không mùi, hấp thụ cao và loại bỏ độc tố trong không khí hiệu quả.

Cây trồng trong nhà

Trồng cây trong nhà có thể thanh lọc không khí, bảo vệ bạn khỏi các độc tố như amoniac, formaldehyd và benzen.

Tinh dầu

Các loại tinh dầu như quế, oregano, hương thảo, húng tây, chanh bưởi, đinh hương, khử sạch môi trường, loại bỏ virus, nấm, vi khuẩn và cả nấm mốc trong nhà.

Nghiên cứu từ Đại học Weber State, cho thấy tinh dầu có thể tiêu diệt 99,96% vi khuẩn trong không khí. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn không nên hút thuốc trong nhà, làm sạch thảm lau chân, bỏ giày ngoài cửa, làm sạch máy điều hòa... giúp không khí trong nhà trong lành hơn.

Làm thông thoáng không khí trong nhà

Bạn cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kính tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới trong lành hơn, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó tốt cho sức khỏe của chính gia đình bạn. Nếu nghĩ rằng đóng cửa để bụi bẩn, khí độc hại không vào nhà được thì bạn an toàn là không đúng.


Bạn cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà.

Ngay trong nhà, với những sản phẩm, máy móc bạn sử dụng cũng thải ra các khí và chất độc hại mà bạn không nghĩ đến như khí radon, một loại khí độc, được cho là có nguy cơ gây ung thư phổi. Khí radon là sản phẩm của một quá trình phân rã uranium trong tự nhiên, khí thoát lên từ long đất, qua những kẽ hở của nền nhà. Trong các loại vật liệu xây dựng cũng có chứa chất khi phân hủy sẽ thoát ra loại khí này, những nơi được coi là dễ bị tích tụ khí này trong nhà là phòng ngủ và phòng làm việc.

Ngoài ra, khí các bon mo-no-xit, khí clo từ những hóa chất dùng trong việc tẩy rửa của gia đình cũng tụ lại trong không khí. Vì thế nên thường xuyên mở cửa để không khí được lưu thông và làm cho không khí trong nhà được trong sạch hơn thoáng mát hơn.

Hút bụi thường xuyên

Hút bụi thường xuyên là cách đơn giản để bạn loại bỏ bụi bẩn trong nhà. Những bụi bẩn này nếu không bị loại bỏ sẽ ảnh hưởng tới sự hô hấp của bạn, về lâu dài sẽ làm suy giảm sức khỏe của bạn.

Tránh nấm mốc

Nấm mốc thường xuất hiện ở những nơi như phòng tắm, tầng gác, tầng hầm hay trên gỗ và thảm. Nấm mốc là tác nhân gây ra các triệu chứng khiến bạn dị ứng, ngứa ngáy.

Vì thế, bạn nên giữ cho độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh bị nấm mốc. Những nơi thường xuyên sử dụng nước như nhà tắm, bồn rửa chén không nên để đọng nước. Phòng tắm nên được mở cửa thường xuyên để trở nên khô thoáng.

Đối với bồn rửa chén, khi có chén bẩn nên rửa ngay, tránh để qua đêm, sẽ gây mùi khó chịu.

Cập nhật: 12/03/2020 Theo VnExpress/dienmayxanh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video