5 điều bạn cần biết về việc cho con bú trên toàn thế giới

Nếu sữa mẹ là tuyệt vời nhất, tại sao thế giới vẫn chưa đầu tư vào nó?

Theo Newsweek, hầu hết các chuyên gia y tế nhi đều đồng ý rằng, khi xét về sự phát triển của trẻ sơ sinh, sữa mẹ là tốt nhất. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích to lớn của việc cho con bú. Sữa mẹ giúp tang cường hệ thống miễn dịch của trẻ và bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Một số nghiên cứu thậm chí còn tìm ra mối quan hệ giữa việc cho con bú và sự phát triển IQ trong những tháng đầu phát triển. Ngoài ra, cho con bú cũng thắt chặt tình cảm giữa mẹ và bé hơn.


Cho con bú thắt chặt tình cảm giữa mẹ và bé hơn.

Tuy nhiên, theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), bất chấp những lợi ích đã được ghi nhận này, không một quốc gia nào trên thế giới hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của việc cho con bú.

Chương trình Global Breastfeeding Scorecard năm 2017 đã theo dõi tỉ lệ cho con bú ở 194 quốc gia. Theo đánh giá cho thấy, chỉ có 40% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn (chỉ ăn sữa mẹ). Có 23 quốc gia có tỉ lệ cho trẻ bú mẹ trên 60%. Sự thiếu đầu tư cho giáo dục và nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria đã dẫn đến hậu quả là 236.000 trẻ chết mỗi năm, gây thiệt hại 119 tỷ USD.

Nhưng theo các chuyên gia thì vấn đề này có thể được khắc phục một cách dễ dàng. Sẽ chỉ mất khoảng 4,7 USD (hơn 100.000 đồng) cho mỗi trẻ sơ sinh để tăng tỉ lệ trẻ dưới 6 tháng được bú sữa mẹ lên 50% vào năm 2025.

Báo cáo cũng đưa ra nhiều thông tin sâu sắc về những trở ngại ngăn cản việc đưa sữa mẹ trở thành nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là 5 trong số chúng:

  1. Chỉ có 44% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu tiên sau khi sinh. Các quan chức y tế toàn cầu muốn tăng con số này lên 77%.
  2. Nguyên nhân chính khiến cho những bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ là do việc làm. Chỉ hơn 10% các nước trong báo cáo cung cấp chế độ nghỉ đẻ ít nhất 18 tuần và vẫn đảm bảo thu nhập.
  3. Chương trình World Breastfeeding Trends Initiative (WBTi) đã được khởi xướng vào năm 2004 để giúp các quốc gia đánh giá các chính sách và chương trình về thực hành cho con bú. Tuy nhiên, chỉ có 77 quốc gia hoàn thành đánh giá các hoạt động này bằng những công cụ của WBTi trong 5 năm vừa qua.
  4. Cuộc chiến cho con bú bằng sữa mẹ cũng đồng thời là lời tuyên chiến với sữa bột. Vào những năm 80, các quan chức y tế toàn cầu thừa nhận rằng việc quảng cáo và tiếp thị cho sữa bột dành cho trẻ sơ sinh đã khiến các bà mẹ không cho trẻ bú nữa. Hội Y tế Thế giới (World Health Assembly) đã thông qua Bộ luật Quốc tế về việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ (Interational Code of Marketing of Breast Milk Substitutes) vào năm 1981. Thật không may, chỉ có 39 trong số 194 quốc gia trong bản báo cáo đã ban hành điều luật này, đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục thu được lợi nhuận khổng lồ từ sữa bột, với cái giá phải trả chính là sức khỏe của cộng đồng.
  5. Nhiều quốc gia không theo dõi việc liệu các bà mẹ có đang cho con bú hay không và cách thức họ làm như thế nào. Chỉ 40% các quốc gia đã thực sự tiến hành khảo sát về sự thành công của các chương trình cho con bú sữa mẹ trong vòng 5 năm qua.
Cập nhật: 22/08/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video