5 đột phá y học thế giới 2009

Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.

1. Tạo tế bào gốc từ da chuột 

Tạo ra một chú chuột trong phòng thí nghiệm không khó nếu như đó là lấy tinh trùng tiêm vào trứng. Tuy nhiên, việc tạo ra 1 con chuột có khả năng sinh sản từ 1 vài tế bào da thì nó xứng đáng là một bước đột phá. Đây là tế bào da đa năng, hay còn gọi là tế bào iPS.

Phát hiện này mở ra khả năng con người được nhân bản vô tính dễ dàng bằng tế bào da người thay vì phải dùng tế bào gốc phôi thai.

Chú chuột này được tạo ra từ 2 phòng thí nghiệm độc lập ở Trung Quốc và thông tin được công bố vào tháng 7 vừa qua.

2. Chế tạo vắc-xin AIDS

Trong lĩnh vực gặp nhiều thất bại hơn là thành công này, việc các chuyên gia phát triển một loại vắc-xin mới hiệu quả hơn thường phải hứng chịu những hoài nghi. Vào tháng 9 vừa qua, 105 tỉ đô la đã được sử dụng vào mục đích kết hợp 2 loại vắc-xin cũ và đã đem lại kết quả khả quan. Hơn 16.000 tình nguyện viên đã được tiêm loại vắc-xin mới này và kết quả cho thấy vắc-xin đã bảo vệ 31% đối tượng được tiêm chủng. Mặc dù hiệu quả còn khiêm tốn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn khi các phương pháp ngăn ngừa dựa vào hành vi như dùng bao cao su không đạt được hiệu quả.

3. Chế tạo vắc-xin phòng cúm A/H1N1

Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi do các tác dụng phụ không mong muốn nhưng việc chế tạo thành công vắc-xin cúm A/H1N1 đã phần nào xoa dịu sự căng thẳng về tốc độ lây lan của virus H1N1.

Trước đó, 21/4 là ngày mở màn khi TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết đang mở cuộc điều tra về 2 trường hợp nhiễm chủng cúm mới, chưa từng biết đến. Rất nhanh sau đó, cúm A/H1N1 (chủng cúm kết hợp giữa cúm lợn, cúm gia cầm và cúm người) nhanh chóng lây lan khắp toàn cầu, trở thành tâm điểm của hơn 100 nước trên thế giới trong suốt những tháng mùa hè và mùa thu. Và sự lo ngại về một làn sóng khác của đại dịch vẫn chưa dứt khi mùa đông đang lướt qua nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

4. Phát hiện mỡ nâu ở người trưởng thành

Khi đang phải vật lộn để cài nút áo ở vùng eo phì nhiêu, chắc chẳng bao giờ bạn tự hỏi liệu chất béo trong cơ thể bạn có màu nâu hay màu trắng? Nhưng có lẽ là bạn nên tìm câu trả lời bởi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất béo nâu, do các tế bào này được bao bọc bởi các ti thể sẫm màu mà có khả năng bẻ gãy các phân tử đường trong tim và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn chất béo trắng (nói cách khác, chất béo nâu đốt cháy năng lượng thay vì dự trữ) có ở người trưởng thành.

Trước đó, các nhà nghiên cứu nhận định rằng chất béo nâu rất dồi dào ở thai nhi và trẻ sơ sinh - những đối tượng cần nó để giữ ấm cơ thể khi ở trong tử cung và lúc vừa chào đời, chưa quen với môi trường mới. Khi lớn lên, chất béo nâu sẽ biến mất và lúc này chất béo trắng lại chiếm ưu thế.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy ở người trưởng thành, lượng chất béo nâu tập trung khá nhiều ở phía trước và sau cổ, theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển. Công trình này được đăng tải trên tạp chí Y học New England vào tháng Tư. 2 nghiên cứu khác được đăng tải trên cùng tạp chí cũng cho thấy những người gầy có xu hướng dự trữ chất béo này nhiều hơn so với những người béo phì và các tế bào chất béo nâu cũng hoạt động tích cực hơn trong thời tiết giá lạnh.

5. Quang tuyến - Kỹ thuật phát hiện ung thư vú cho tuổi 50

Đây được coi là một vụ xcan-đan Washington khi trong giới khoa học nổ ra cuộc tranh luận: nên thực hiện kỹ thuật này từ tuổi nào để đem lại lợi ích tối đa cho chị em. Cuối cùng, dựa vào cách tính mới trên cơ sở cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi thực hiện chụp hình vú bằng quang tuyến, chính phủ Mỹ công nhận rằng phụ nữ ở tuổi 50 (thay vì 40 như trước đây) nên chụp quang tuyến để phát hiện sớm bệnh. Các đối tượng còn lại nên tự kiểm tra định kỳ 2 bầu ngực của mình bằng tay vì việc chụp quang tuyến quá sớm lại làm tăng các nguy cơ khác.

Đương nhiên, không có phương pháp xét nghiệm nào được xem là hoàn hảo, tức là trong số 100 phụ nữ có kết quả quang tuyến dương tính thì có đến 23 người không bị ung thư vú, nhưng trong số 100 người có kết quả âm tính thì có 6 người thật sự mắc bệnh ung thư vú. Do đó, kết quả dương tính giả và âm tính giả là một trong những khiếm khuyết của xét nghiệm ung thư vú bằng quang tuyến.

Theo Dân Trí (Time & WMD)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video