Ăn chậm, nhai kỹ giúp thực phẩm được chia nhỏ khi vào dạ dày, cơ thể bạn sẽ có quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Ông bà, cha mẹ từng dặn rằng nên ăn chậm. Bạn có thể nghĩ rằng những điều họ nói không quan trọng. Quả thực có rất nhiều lý do để bạn thưởng thức bữa ăn của mình một cách chậm rãi.
1. Giảm cân
Não phải mất khoảng 20 phút để nhận được tín hiệu rằng cơ thể đã no, bạn sẽ tiêu thụ ít calo hơn nếu ăn từ từ. Ăn nhanh, bạn có xu hướng ăn rất nhiều nên sẽ tăng cân.
Nếu bạn ăn chậm, bạn có thể bạn sẽ nhận ra rằng khoảng cách giữa 2 bữa ăn của mình không còn gần như trước nữa. Có lúc mặc dù đã đến bữa nhưng bạn vẫn chưa thấy đói và chưa cần ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác no là một tổ hợp phức tạp, chịu ảnh hưởng của của thời gian nhai, thời gian cho bữa cơm, trình bày của món ăn và lượng thức ăn bạn ăn trên thực tế. Hãy ăn chậm và bạn sẽ thấy no ngay cả khi khi bạn đã giảm khẩu phần ăn.
Ảnh: magforwomen
2. Thưởng thức vị ngon của món ăn
Khi ăn chậm, bạn thưởng thức món ăn nhiều hơn so với lúc ăn nhanh. Điều này có lợi vì rằng bạn càng quan tâm đến món ăn của mình, bạn sẽ càng muốn chọn những loại thực phẩm tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Đó là lí do vì sao đa số đồ ăn sẵn được các kĩ sư thực phẩm rất chăm chút khâu hương vị để nó có lôi cuốn được người tiêu dùng trong chỉ vài lần thử đầu tiên.
Tuy nhiên rất nhanh sau đó, loại thực phẩm đó bắt đầu trở nên nhạt nhẽo và không có gì nổi bật. (Nếu bạn không tin, hãy ăn thử một loại bánh qui nào đấy vài phút, bạn sẽ kiểm chứng được điều này). Và bạn sẽ muốn ăn một loại bánh qui hay khoai tây chiên khác chỉ sau vài lần nếm thử.
Nếu bạn ăn chậm lại và nhai kĩ, những loại đồ ăn được chế biến quá nhiều này thậm chí còn có vị hơi ghê ghê nữa. (Nếu bạn lại vẫn đang nghi ngờ điều này, thì hãy thử nhai vài miếng khoai tây chiên khoảng 25 lần, bạn sẽ cảm thấy rất khó nuốt).
Các thực phẩm tự nhiên, mặt khác, sẽ gây cho bạn cảm giác thích thú nếu bạn nhai kĩ. Khi bạn ăn một quả dâu tây, đầu tiên bạn sẽ có cảm giác như nước dâu tây đang trào ra trong miệng, sau đó, càng nhai bạn lại càng thấy thơm ngon và lôi cuốn hơn . Cam, các loại hạt hay rau tươi đều sẽ mang lại cho bạn cảm giác như thế.
3. Cải thiện tiêu hóa
Ăn chậm đồng nghĩa với việc dạ dày có thêm thời gian để nhào trộn tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhanh, chẳng hạn 5 phút mỗi bữa ăn, có thể bạn sẽ có cảm giác khó tiêu. Thay vào đó, với cùng lượng thức ăn đó, hãy dành ra 20 phút, dạ dày của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Ăn chậm có thể còn làm bạn nhai kĩ hơn, giảm tải lượng công việc tiêu hóa thức ăn mà dạ dày phải đảm nhận, và hiệu quả theo đó mà cũng cao hơn.
4. Một sự thay đổi trong lối sống
Bữa ăn là thời điểm mà mọi người tụ tập và quây quần bên nhau.
Ăn uống nhiều khi là một hoạt động gắn kết xã hội. Bữa ăn là thời điểm mà mọi người tụ tập và quây quần bên nhau. Một khi bữa ăn kết thúc, mọi người sẽ lại đường ai nấy đi.
Bằng việc kéo dài thời gian dùng bữa, bạn sẽ có cơ hội để trao đổi, nói chuyện với gia đình bạn bè nhiều hơn, thắt chặt mối quan hệ mà bạn đang có và cảm giác được quan tâm nhiều hơn.
5. Một cách tốt để rèn luyện tâm trí
Khi chú ý đến những gì đang ăn và đặt tất cả sự tập trung vào thực phẩm, bạn đang thực sự rèn luyện tâm trí của mình. Ăn chậm giúp bạn rèn luyện tâm trí và tránh xa những phiền nhiễu, giúp bạn tìm hiểu cách hoàn toàn tập trung vào chỉ một việc và tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành việc đó.
6. Hạn chế sặc, nghẹn
Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị sặc hoặc nghẹn thức ăn nếu nuốt quá nhanh và không nhai. Nói chuyện hoặc cười trong khi ăn cũng làm tăng nguy cơ sặc thức ăn.
Joan Salge Blake, giảng viên dinh dưỡng tại Đại học Boston,lưu ý: "Bạn có thể bị sặc bất cứ thứ gì, hãy chắc chắn là nhai thật kỹ và không nuốt vào những miếng lớn”.