6 thời điểm uống nước vào còn độc hơn cả thuốc

Mỗi chúng ta ai cũng biết uống nước rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên uống quá nhiều nước và uống sai thời điểm lại thành rước họa vào thân chứ chằng đùa.

Nước giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, đốt cháy calo và duy trì thân nhiệt ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không hẳn tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, uống nước vào 6 thời điểm này trong ngày thì chẳng khác nào uống “thuốc độc” cả. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên uống nước vào những lúc như sau.

Cách uống nước có hại cho sức khỏe

1. Khi cơ thể bạn đã uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể, khiến nồng độ natri trong máu giảm. Uống nhiều nước liên tục có thể dẫn đến viêm mô tế bào, gây buồn nôn, co giật, thậm chí có nguy cơ tử vong.


Uống nhiều nước sẽ khiến dạ dày nạp được ít thức ăn hơn.

2. Uống nhiều nước trước bữa ăn

Nhiều người vì muốn ăn ít hơn nên thường uống 1-2 cốc nước vào trước bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định thói quen này không tốt cho sức khỏe. Cơ thể chúng ta mỗi ngày đều cần một lượng calo đủ để duy trì hoạt động. Uống nhiều nước sẽ khiến dạ dày nạp được ít thức ăn hơn, về lâu dài có thể gây thiếu chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Khi nước tiểu chuyển sang màu trong như nước lọc

Hãy nhìn màu nước tiểu để biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã uống đủ nước. Khi nước tiểu màu vàng đậm nghĩa là cơ thể thiếu nước, cần uống bổ sung ngay. Nếu nước tiểu có màu trong như nước lọc thì tuyệt đối không nên uống thêm nước.

Hãy quên quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày, vì nước nạp vào cơ thể còn bao gồm cả nước trái cây, trà xanh, nước dừa và nước chanh…

4. Khi vừa tập luyện với cường độ cao

Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết ngay. Tuy nhiên, chỉ uống nước lọc mà không chứa một chất dinh dưỡng nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, dễ gây hạ huyết áp. Khi đó, có thể thay nước lọc bằng nước dừa, nước chanh muối… nhưng nên uống ở mức độ vừa phải.


Thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn.

5. Không uống nước ngay sau khi ăn no

Các bác sĩ cho biết, thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn. Nếu uống ngay sau khi ăn no sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và các enzyme tiêu hóa. Ngoài ra còn gây căng dạ dày, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa.

6. Không uống nước trước khi đi ngủ

Uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều. Khi đó, hệ bài tiết cơ thể phải làm việc mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế uống nước sau 18 giờ.

Những thời điểm uống nước tốt cho sức khỏe

Uống nước sau khi thức dậy cải thiện tình trạng táo bón

Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi.


Uống nước sau khi thức dậy cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa thận Khương Thọ Sơn tại Bệnh viện Xinguang Đài Loan cho biết: "Khi cơ thể nằm xuống rồi ngồi dậy, sẽ gây ra tình trạng co thắt ruột, uống khoảng 500ml nước sẽ cải thiện cơn đau nhanh chóng".

Nhiệt độ bình thường của nước lạnh có thể kích thích nhu động ruột nhiều hơn nước ấm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá lạnh thì sẽ làm ức chế nhu động ruột.

Đối với nước ấm có pha chút muối, các bác sĩ nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, cơ thể tiêu thụ nhiều nước muối sẽ khiến miệng bị khô. Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.

Uống nhiều nước trong khi uống rượu để tránh mất nước

Rượu chứa thành phần lợi tiểu, nó lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần. Rượu cũng làm giãn mạch máu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước.

Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước cùng một lúc. Điều này có thể làm giảm cơn khát, khô da sau khi thức dậy và giảm đau đầu vào ngày hôm sau.

Uống nước khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi

Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc Lưu Anh Như tại phòng khám Trung y Liu Guilan cho biết: "Nước có chức năng điều hòa, giữ ẩm, giảm nhiệt. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ nóng bức, khô da. Ngoài việc khát nước, lưỡi, môi, lòng bàn tay và chân cũng khô nóng. Một số tình trạng như ho khan, táo bón, khô mắt cũng là do cơ thể thiếu nước".

Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu hay không thể tập trung... đó cũng có thể là do thiếu nước. Hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống. Đối với người cao tuổi, mỗi khi thay đổi tư thế có thể gây ra chóng mặt, hạ huyết áp, ngoài việc thiếu máu thì cũng do thiếu nước.


Việc uống nước cũng cần điều chỉnh theo tình trạng hoạt động.

Trung bình cơ thể cần 2 lít nước mỗi ngày, nhưng cần được phân bố đều cho cả ngày. Việc uống nước cũng cần điều chỉnh theo tình trạng hoạt động, chẳng hạn như tắm nước nóng, ở bên ngoài nhiều vào mùa hè hoặc trong phòng điều hòa thì nên bổ sung thêm 1,2 ly nước.

Lưu Anh Như nhắc nhở một số người cảm thấy khó uống nước vì chắc năng vận động và tiêu hóa của họ kém. Hễ uống 1 ly nước sẽ khiến họ bị đầy hơi, khó chịu. Nếu cảm thấy uống nước không tốt, đó có thể là dấu hiệu của chức năng lá lách và dạ dày kém.

Cập nhật: 20/04/2020 Theo VTC/nhipsongviet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video