Tín hiệu no trong não có thể bị ghi đè, và nó khiến bạn ăn quá nhiều.
Một bữa ăn ngày bình thường của bạn chứa trung bình từ 600-800 kcal. Nhưng vào ngày Tết, con số có thể tăng gấp 3 lần. Vâng, đúng vậy, nếu không kiểm soát bản thân, bạn có thể dễ dàng ăn tới hơn 2.000 kcal chỉ trong một bữa ăn ngày Tết.
Đó là kết quả của việc có quá nhiều đồ ăn xung quanh bạn: từ bánh kẹo, đồ ăn vặt, bữa ăn chính tới bia rượu hoặc nước ngọt. Nghiên cứu đã chứng minh tín hiệu ngừng ăn mà não bộ phát ra có thể bị ghi đè. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ tiếp tục nạp vào cơ thể rất nhiều thức ăn ngay cả khi đã no và lẽ ra phải dừng lại.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn ăn một bữa 2.000 kcal trong dịp Tết?
Hãy tưởng tượng đến kịch bản bạn cố gắng thử mỗi loại thức ăn một chút, bạn có một "tour" chúc Tết và đến mỗi nhà lại phải ngồi ăn hoặc ngồi uống thêm một chút, bạn có 2 bữa tiệc liên tiếp ở nhà 2 người bạn và chúng như gộp làm một… Đó là những tình huống mà tín hiệu no và ngừng ăn của não có thể bị ghi đè.
Chưa cần bàn đến tác hại của việc ăn quá nhiều trong thời gian dài, bao gồm bệnh béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường… Chúng ta ở đây để xem xét những tác động của một bữa ăn quá no trong dịp Tết.
Vậy đâu là những tác hại ngắn hạn mà bạn có thể phải chịu đựng, nếu không kiểm soát được khẩu phần ăn của mình?
Vậy làm thế nào để phòng tránh những bữa ăn quá khổ trong dịp Tết, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
1. Hãy ăn súp, salad hoặc rau trước tiên
Chọn món khai vị một cách thông minh bước đầu sẽ giải quyết vấn đề cho bạn. Những bữa ăn ngày Tết có xu hướng chứa đầy món dầu mỡ và giàu calo. Bằng cách lót dạ trước bằng súp, salad hoặc rau, bạn có thể thấy no nhanh hơn, vẫn thử được một lượng nhỏ các loại thực phẩm khác mà không bị cuốn vào vòng xoáy khiến bạn ăn quá nhiều.
2. Uống đủ nước
Mùa lễ Tết tất bật khiến bạn đôi khi quên không bổ sung nước cho cơ thể. Sự thật là điều đó cũng có nguy cơ khiến bạn ăn quá nhiều. Đôi khi các tín hiệu đói bị nhầm lẫn với cơn khát.
Nước trong cơ thể chịu trách nhiệm cho rất nhiều chức năng quan trọng, từ tiêu hóa đến vận chuyển và hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước cũng giúp bạn hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
3. Nhai chậm lại
Các nghiên cứu cho thấy việc ăn chậm lại có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Thông thường, phải sau khoảng 20 phút từ lúc bạn đưa thức ăn vào miệng, não bộ mới nhận được tín hiệu no. Bởi vậy, ăn chậm lại có thể giúp bạn hạn chế nạp quá nhiều thức ăn trong khoảng thời gian trễ này.
Ngoài ra, nhai kỹ thức ăn cũng giúp chúng được tiêu hóa tốt hơn ngay từ trên miệng. Nhu động ruột của bạn cũng được cải thiện trong quá trình bạn nhai kỹ thức ăn.
Bằng cách lót dạ trước bằng súp, salad hoặc rau, bạn có thể thấy no nhanh hơn, vẫn thử được một lượng nhỏ các loại thực phẩm khác mà không bị cuốn vào vòng xoáy khiến bạn ăn quá nhiều.
4. Đừng ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt
Bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… là những loại đồ ăn xuất hiện rất nhiều trong dịp Tết. Không may, chúng tích trữ rất nhiều đường và calo. Bánh kẹo và nước ngọt có thể khởi động một vòng nghiện đường xảy ra bên trong cơ thể bạn.
Một khi bạn ăn chúng quá nhiều, mức đường trong máu sẽ tăng lên, sau đó giảm sút nhanh chóng sau khi insulin được tiết ra. Sự giảm sút này khiến cơ thể bạn tiếp tục đòi hỏi được nạp đường, và nếu bạn đáp ứng cơn nghiện đó, nó lại dẫn bạn vào một vòng luẩn quẩn khó có thể thoát ra nổi.
5. Kiểm soát lượng bia rượu
Những người uống bia rượu thường ăn nhiều hơn bình thường. Đó là hiệu ứng xảy ra khi bữa ăn của họ bị kéo dài ra theo cuộc vui. Uống rượu đến mức say cũng có thể khiến bạn khó kiểm soát hành vi của mình, từ đó ăn quá nhiều.
Ngoài ra, có những người tin rằng họ có thể ăn nhiều hơn để giải rượu. Đáng tiếc, điều đó chỉ có tác dụng làm chậm hấp thu rượu vào cơ thể. Không những bạn vẫn say, mà lượng calo bạn nạp vào cơ thể còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do tại sao những người hay nhậu lại béo.