Những cách giữ ấm tốt cho sức khỏe

Ăn no, mặc nhiều lớp áo, đừng co ro run rẩy, không uống bia rượu... là những cách bạn có thể thực hiện để giữ ấm khi mùa đông về.

Để thoải mái trong thời tiết lạnh, cần biết cách giữ ấm dựa trên việc hiểu được cơ sở khoa học về sự truyền nhiệt. Loren Greenway, Giám đốc Trung tâm y tế Wilderness ở thành phố Salt Lake, bang Utah (Mỹ) cho biết, muốn giữ ấm phải nắm được hai nguyên tắc quan trọng: Tính dẫn nhiệt và sự đối lưu nhiệt.

Tính dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt giữa hai bề mặt cứng có tiếp xúc trực tiếp với nhau, chẳng hạn khi bạn đứng trên đường đóng băng.

Sự đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt giữa một khối (chẳng hạn như cơ thể bạn) và một dung dịch hay khí di chuyển, ví dụ như một cơn gió lạnh quất vào từng thớ thịt của bạn. Hiểu được hai cơ chế trên, bạn sẽ biết cách hiệu quả trong việc điều hòa thân nhiệt, giữ ấm và an toàn trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

Mặc nhiều lớp

Bạn mất nhiệt qua sự truyền nhiệt bất cứ khi nào cơ thể tiếp xúc trực tiếp với thứ gì đó lạnh, như khi ngồi trên nền lạnh buốt. Gió cũng làm bạn mất nhiệt theo cách này. Nhưng có thể giữ cho cơ thể khỏi sự mất nhiệt từ hai yếu tố trên bằng cách mặc nhiều lớp quần áo.

Lớp cơ bản - đồ lót dài và dày, tất len - giúp bạn đỡ bị mất nhiệt từ sự dẫn nhiệt. Lớp ngoài cùng nên mặc đồ chống gió và chống nước nhưng vẫn thoáng, để bảo vệ bạn khỏi sự mất nhiệt qua không khí, nước. "Mọi thứ có thể đắp lên người để bao phủ cơ thể sẽ giúp bạn không bị tác động bởi cái lạnh", bác sĩ Greenway nói.


Ảnh minh họa: Richmondaid.org.uk

Đừng run rẩy

Run rẩy, co ro đúng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang quá lạnh và cần vào nơi ấm hơn. Khi nhiệt độ da giảm, sự co ro, rùng mình giúp giữ cho thân nhiệt của bạn khỏi hạ thấp. Sự co thắt, co rút và nới lỏng các cơ sẽ làm tiêu hao năng lượng và sinh nhiệt để thay thế nhiệt độ mà cơ thể mất đi qua sự dẫn nhiệt hay đối lưu. Nhưng điều này cũng có nghĩa khi bạn bắt đầu run rẩy thì não sẽ thông báo với cơ thể rằng đã đến lúc cần tới nơi khác giúp bạn ấm hơn.

Như vậy, việc co ro sẽ có ích khi bạn bị giảm nhiệt nhẹ nhưng sẽ chẳng ý nghĩa gì nếu giảm nhiệt quá nhiều, từ mức trung bình trở đi. Bởi cơ thể sẽ tự ngừng run rẩy khi sự co rút cơ không còn tác dụng gì nữa trong việc sản sinh ra nhiệt. Điều đó có nghĩa là khi bạn lạnh hơn, sự run rẩy thậm chí dừng lại, vì thế sau đó thân nhiệt còn giảm nhanh hơn.

Ăn no, uống đủ

Hãy ăn uống đầy đủ - nghĩa là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn mức cần đốt cháy - điều này sẽ giúp cơ thể bạn đối phó với cái lạnh tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng, để giúp lượng đường huyết đủ để cung cấp năng lượng cần cho việc giữ ấm khi trời lạnh.

Uống đủ nước cũng rất quan trọng. Cơ thể bạn sẽ chịu lạnh tốt hơn nếu nó được cung cấp thức ăn và nước uống cân bằng.

Làm quen với cái lạnh

Bạn có thể học cách thích nghi với thời tiết lạnh. Những người hay ở ngoài trời và nhiều thời gian tiếp xúc với cái lạnh thực sự có khả năng chịu đựng, phản ứng chủ động với thời tiết buốt giá.

Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế của việc này đến nay còn chưa được giải thích thấu đáo nhưng một loại chất béo của cơ thể gọi là mỡ nâu có thể đóng vai trò quyết định. Không như loại mỡ trắng thông thường trong cơ thể - là nơi tích trữ calo bổ sung, mỡ nâu thực sự tiêu hao calo và giải phóng năng lượng như nhiệt.

Trẻ sơ sinh và các động có vú ngủ đông có nhiều mỡ nâu. Các nghiên cứu ở động vật và người cho thấy khả năng thích nghi thời tiết lạnh tăng công suất sản sinh nhiệt của mỡ nâu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tiếp xúc với cái lạnh thực sự tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể.

Giữ trọng lượng cơ thể cân đối cũng giúp con người dễ chống đỡ với cái lạnh. Quá gầy có thể là một bất lợi trong mùa đông vì chất béo của cơ thể giúp bạn giữ ấm.

Hãy luôn chuẩn bị kỹ

Hãy chú ý tới dự báo thời tiết và luôn dự trữ đủ thực phẩm, tư trang ứng phó với cái lạnh (chăn ấm, quần áo khô, giày, tất, khăn...). Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Mỹ, 25% các tai ương liên quan tới thời tiết xảy ra khi con người không chuẩn bị trước cho các vấn đề thời tiết khắc nghiệt.

Biết được các nguy cơ của chính mình

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị viêm tiền liệt tuyến, thuốc cho người suy tim, giãn mạch... có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh cũng như một số bệnh như suy giảm hoạt động tuyến giáp. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cơ chế chịu đựng cái lạnh của cơ thể. Trẻ dưới 2 tuổi chưa phát triển khả năng điều chỉnh để tăng nhiệt độ cơ thể và người trên 60 tuổi cũng giảm khả năng sinh nhiệt. Hãy biết các trường hợp này để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.

Đừng uống bia rượu

Thường mọi người hay nghĩ một ly rượu mạnh, nóng có thể giúp bạn giữ ấm trong thời tiết buốt giá, nhưng thực tế không phải vậy. Đúng là các thức uống ấm thực sự làm tăng thân nhiệt và giúp bạn chống đỡ cái lạnh, song rượu không nằm trong số này. Rượu hoàn toàn không có tác dụng gì tốt nếu bạn uống lúc lạnh. Nó sẽ làm giảm thân nhiệt.

Ngâm chân nước nóng

Giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kỳ một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội phân tiết, thúc đẩy công năng sức khỏe đối với một bộ phận tương ứng trên cơ thể. Ngâm chân nước nóng vẫn được biết đến như một phương pháp "lợi trong lợi ngoài": nó giúp bạn phục hồi nguyên khí vào mùa đông, giải trừ cảm giác say nắng vào mùa hè, giúp nhuận tràng vào mùa thu và làm ấm cơ thể vào mùa đông. Như bạn đã biết, dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân nước nóng, sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể vào mùa đông.

Nước gừng đường phèn

Đường phèn không những làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn tác dụng làm ấm cơ thể. Còn trong gừng còn chứa khương lạt tố có tác dụng kích thích đối với tim và huyết quản, có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, làm tăng cảm giác ấm áp cho cơ thể. Chất caffeine trong bông trà có tác dụng lợi tiểu, sắc tố màu đỏ trong đó có tác dụng làm ấm cơ thể. Nghiền một miếng gừng nhỏ thành bột, cho vào cốc trà khuấy đều. Tùy vào khẩu vị từng người để tăng hay giảm lượng gừng cũng như lượng đường phên cho phù hợp.

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn.

Đi bộ có thể nói là cách vận động tự nhiên nhất, đơn giản nhất trong mùa Đông. Khi đi bộ vận động, bạn phải sải bước chân thật dài kết hợp đánh mạnh tay. Đừng coi nhẹ động tác đơn giản này, vì nó làm tăng lượng vận động lên gấp nhiều lần. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 phút. Kiên trì đi bộ nhanh, bước dài, thì mặc dù là mùa Đông, bạn vẫn có thể mặc juýp để khoe đôi chân đẹp của mình mà không sợ rét.

Tập Yoga cũng là cách giúp bạn giữ ấm cơ thể hiệu quả: Yoga có nhiều dạng bài tập khác nhau, có cả bài Yoga mùa đông, dàng riêng cho việc làm ấm người. Mỗi ngày dành một chút thời gian tập luyện bạn sẽ không còn lo chuyện run cầm cập nữa. Theo một số chuyên gia, tập yoga còn có lợi cho việc chữa bệnh phụ khoa. Nên tập yoga sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Trước khi tập phải khởi động kỹ các khớp xương và cổ; tập xong nghỉ ngơi khoảng 30 phút có thể ăn uống.

Ngủ ngon

Mùa đông nên ngủ sớm dậy muộn. Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên chúng ta nên ngủ vào lúc 10 giờ tối, và thức dậy khi mặt trời đã lên cao, như vậy có thể tránh cái giá lạnh buổi sớm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ. Các bạn nữ phải làm việc đêm khuya cố gắng không nên thức trắng đêm. Vào lúc 1 giờ sáng, sự phân tiết của tuyến tố thượng thận trên cơ thể người thấp nhất. Lúc này, sức đề kháng đặc biệt yếu, không thể bảo dưỡng làn da. Nếu thường xuyên nghỉ ngơi không tốt, cơ thể sẽ không đủ sức để chống đỡ lại áp lực của cái rét từ bên ngoài. Vào những ngày cực rét, hãy ôm túi chườm nóng đi ngủ sớm!

Không tắm muộn và tắm lâu

Tắm quá lâu, tắm nước lạnh khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp vô cùng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì thế, cần tăng nhiệt độ nước tắm, tắm trong phòng kín gió và tuyệt đối không tắm quá lâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, nên hạn chế tắm nhiều, chỉ cần vệ sinh bằng khăn ẩm và tắm 2 ngày 1 lần là đủ.

Từ sau 23 giờ là thời điểm không nên tắm hay gội đầu. Lúc này, nhiệt độ ngoài trời xuống mức thấp nhất, làm các mạch máu trong cơ thể bị co lại, dẫn tới quá trình lưu thông máu kém hơn. Việc tắm, gội vào ban đêm khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, huyết áp giảm... rất dễ đột quỵ.

Vào mùa đông, bạn chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút mỗi lần. Việc tắm quá lâu sẽ gây ra những tác hại khôn lường như làm da bị khô và mất nước. Nguy hiểm hơn là làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng tới các mạch máu, huyết áp, dễ dẫn tới ngất xủi.

Không ăn đồ lạnh

Trong thời tiết này, việc ăn đồ lạnh vừa lấy từ tủ lạnh ra sẽ gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Do đó, bạn nên tránh ăn những món ăn quá lạnh và nên bổ sung các món cay, nóng ở mức vừa phải để bảo vệ cơ thể của mình tốt hơn.

Lưu ý

  • Để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá, các bạn cần lưu ý:
  • Chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng,... Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều vào ban đêm vì điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động yếu đi.
  • Những thực phẩm cần tránh: Bánh mì làm từ bột mì trắng, khoai tây chiên, các loại đồ uống có gas, sữa đông, cà phê lạnh, dưa chuột, chất cồn, tiêu thụ quá nhiều bơ hay uống nước lạnh sau các bữa ăn đều là những thứ không được khuyến khích trong điều kiện thời tiết lạnh.
  • Không nên uống rượu bia khi đi ra ngoài trời lạnh tránh bị đột quỵ.
  • Không nên ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.
  • Duy trì tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống lại bệnh tật.
  • Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.
  • Tuyệt đối không tắm khuya, tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió,...

Tham khảo: Livescience.

Cập nhật: 06/02/2020 Theo Vnexpress, toplist, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video