7 loài động vật "quá nhanh quá nguy hiểm" hơn cả siêu anh hùng

Đó là những loài động vật đặc biệt: giun biết tái tạo cơ thể, bọ kéo vật nặng hơn tới 1.140 lần trọng lượng cơ thể, tơ nhện dai gấp 10 lần sợi Kevlar...

Những loài động vật "quá nhanh quá nguy hiểm"

Có rất nhiều hình tượng siêu anh hùng đã được Marvel cũng như DCComics đưa từ truyện tranh lên màn ảnh nhỏ khiến không chỉ em nhỏ mà các bạn trẻ mê mẩn trước độ “ngầu” của siêu nhân.

Thế nhưng đó chỉ là những nhân vật trong giả tưởng. Trên thực tế, nhiều loài động vật cũng xứng đáng để “chen chân” vào bảng danh sách đội ngũ thú cưng của các siêu anh hùng với năng lực tưởng chừng đơn giản nhưng siêu nhiên với con người.

1. Chuột chũi trụi lông - miễn dịch với các loại ung thư

Dù có là siêu anh hùng như Người Dơi hay Người Nhện thì đôi khi họ cũng gặp vài rắc rối trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn sẽ vô cùng kinh ngạc với hệ miễn dịch mà loài chuột chũi trụi lông sở hữu.

Mặc dù có vẻ ngoài xấu thảm hại và được mệnh danh là loài chuột xấu xí nhất hành tinh nhưng chuột chũi trụi lông lại có khả năng miễn dịch với bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia, cơ thể loài chuột chũi có cấu trúc protein đặc biệt và nồng độ hyaluronon rất cao. Đó chính là một chất miễn dịch cản trở việc tạo ra các khối u và gia tăng tuổi thọ. Bởi vậy tuổi thọ của chuột chũi có thể lên tới 30 năm, gấp 9 lần tuổi thọ chuột thường.

2. Bạch tuộc biết bắt chước giống Loki

Hẳn chúng ta biết rằng Loki - kẻ thù của Thần sấm Thor có năng lực siêu nhiên là thay đổi muôn hình dạng. Cuối phần 2 The Dark World, Loki đã tự biến mình thành Odin để “chơi xỏ” Thor.

Được tìm thấy từ thập niên 1998 ngoài khơi vùng biển Indonesia và ở rạn san hô Great Barrier, loài bạch tuộc có tên khoa học là Thaumoctopus Mimicus được phát hiện có khả năng thay hình đổi dạng trong chớp mắt, không khác gì Loki.

Chúng có thể tùy ý thay đổi hình dạng, màu sắc cho đến kết cấu da để "biến thành" sinh vật biển độc hại như rắn biển, cá thờn bơn hoặc cá sư tử để tự bảo vệ và hù dọa các loài động vật ăn thịt khác.

Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, bạch tuộc bắt chước thông minh tới mức chúng có thể quyết định loài động vật thích hợp nhất để giả danh trong các tình huống nguy hiểm bất kỳ dựa trên những mối đe dọa mà chúng gặp phải.

3. Bọ cánh cứng khỏe như Hulk

Trong danh sách các siêu anh hùng hẳn không thể thiếu tên của Hulk - người khổng lồ xanh. Với cơ bắp căng phồng và cơ thể “mình đồng da sắt”, sánh vai với Hulk trong thế giới động vật chỉ có thể kể đến loài bọ cánh cứng có sừng với tên khoa học Onthophagus Taurus.

Loài bọ này thực sự là loài côn trùng mạnh nhất khi chúng có khả năng kéo vật nặng hơn tới 1.140 lần trọng lượng cơ thể của mình.

Không những thế, để có thể giao phối với bọ cánh cứng Onthophagus Taurus cái vào mùa sinh sản, các ứng cử viên sẽ phải phân thắng bại bằng cuộc chiến khóa sừng, đẩy, kéo. Những con yếu hơn sẽ bị đánh bại, nhanh chóng rời đi, chỉ có kẻ vô địch mới nắm cơ hội duy trì nòi giống.

Nhưng cũng đừng coi thường những con đực nhỏ bởi nhiều khi chúng có thể nhanh chóng lách vào hang và “xơi tái” nàng thơ trong khi những con đực to khỏe khác còn đang mải giao chiến. Theo bạn, sức mạnh chân tay so với việc giỏi xài “mánh lới” thì đằng nào hơn?

4. Giun dẹp biết tái tại cơ thể như Người Sói

Một trong những siêu năng lực cực kì lợi hại của Người Sói - Wolverine hay DeadPool chính là khả năng tái tạo lại phần cơ thể bị thương.

Thực tế năng lực này không phải là giả tưởng bởi loài giun dẹp (tên khoa học: planarian) có khả năng tái tạo lại một cơ thể mới từ phần bị cắt đứt.

Bạn hoàn toàn có thể cắt nhỏ chú giun dẹp thành bốn mảnh và để mỗi mảnh mỗi nơi, tuy nhiên, mỗi mảnh đó vẫn có khả năng tái tạo thành một cá thể giun dẹp mới một cách “sao y bản chính”. Các nhà khoa học đã chứng minh, dù bị cắt nhỏ tới mức chỉ còn một tế bào thì loài giun này vẫn có thể tái tạo như thường.

Rất nhiều thí nghiệm đã được tiến hành nhằm tìm hiểu khả năng lưu giữ kí ức của loài giun dẹp. Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã cho giun dẹp tiếp xúc với môi trường ánh sáng, khiến nó thay đổi màu sắc và sau đó cắt giun dẹp thành nhiều mảnh nhỏ.

Không có gì ngạc nhiên khi từng mảnh nhỏ trở thành cá thể giun mới nhưng điều đáng kinh ngạc ở đây là màu sắc cũng như cấu trúc gene của những cá thể mới hoàn toàn trùng khớp với cá thể gốc.

Trong tương lai, chuyên gia hi vọng công nghệ phát triển từ giun dẹp có thể giúp con người “tái tạo” lại kí ức.

5. Nhện nhả tơ hoàn hảo như Người Nhện

Nhắc đến nhện hẳn các bạn sẽ nhớ ngay tới anh chàng Spiderman trong bộ phim Người Nhện. Người Nhện được biết đến với khả năng leo trèo siêu hạng và phun hàng búi tơ nhện làm phương tiện bám dính cũng như vũ khí tấn công khóa trói kẻ thù.

Ở trong thế giới tự nhiên, loài nhện Caerostris darwini cũng có thể dệt những mạng nhện khổng lồ với sợi tơ thả neo dài tới 25 mét, trải rộng qua các vùng nước (vũng nước, ao, hồ…).

Sợi tơ của Caerostris darwini nhả ra rất chắc và dai, dùng chủ yếu để bắt mồi. Nó có độ bền cao gấp hai lần bất kỳ loại tơ lụa nào khác và gấp 10 lần so với sợi Kevlar (loại vật liệu nhẹ, siêu bền dùng để sản xuất áo giáp chống đạn).

6. Bọ gấu bền bỉ như Superman

Loài bọ gấu, được biết đến với tên gọi dễ thương “gấu nước” là một loài bọ nhỏ kích cỡ chỉ vào khoảng ¼ đến ½ milimet, loài bọ nhỏ bé này có thể sống trong khu sân sau của bạn - trú ngụ trong đám rêu.

Bọ gấu có một sức sống dẻo dai mãnh liệt như anh chàng Superman vậy. Chúng dễ dàng sinh sống trong môi trường nước sôi tới 149 độ C ở các lỗ phun nước ngầm do hoạt động của mắc-ma dưới đáy biển hay nơi có áp lực nhiều gấp 6 lần áp lực dưới đáy đại dương.

Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất phải nói đến - bọ gấu là loài sinh vật duy nhất có thể tồn tại trong không gian, trong môi trường chân không.

Vậy làm thế nào để chúng có thể sống sót trong các điều kiện như vậy? Sự thật là bọ gấu sử dụng cơ chế “ngừng chuyển hóa" - loại bỏ nước khỏi cơ thể và duy trì sự sống trong nhiều năm mà không sử dụng tới chức năng trao đổi chất. Một khi tiếp xúc với nước, các anh chàng nhỏ bé này sẽ hấp thụ dưỡng chất rồi quay trở lại với cuộc sống.

7. Ếch lông - phiên bản 2 của Người Sói

Khác với nhiều loài ếch khác, ếch lông (Trichobatrachus robustus) không sở hữu một làn da nhẵn bóng mà lại tua tủa lông mao xấu xí, trông vô cùng kì quái, thế nhưng, những cô ếch lông lại bị thu hút bởi “bộ lông” kì dị này.

Nhưng đó chỉ là vẻ ngoại hình mà thôi. Khi bị đe dọa, những chú ếch lông này mới bộc lộ khả năng siêu nhiên của mình khi có thể “phóng” móng vuốt ra khỏi ngón chân giống như Người Sói vậy.

Thay vì bộ vuốt làm bằng sừng, móng vuốt của ếch lông được tạo ra từ xương của chúng. Loài ếch này sẵn sàng phá vỡ kết cấu xương ngón chân để đẩy móng vuốt ra.

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách ếch lông co xương lại về vị trí ban đầu nhưng họ thừa nhận rằng, các loài lưỡng cư có thể tái sinh mô để giúp vết thương mau lành.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video