7 sự thật "khủng khiếp" về chất độc xyanua

Chất độc xyanua là gì?

Xyanua là chất độc nguy hiểm thế nào và nó có thể gây ra những biến chứng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xyanua là gì?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ từng chia sẻ thông tin về xyanua như sau: Đây là một hóa chất hoạt động rất nhanh, mạnh. Nó có khả năng gây chết người dưới các dạng hợp chất khác nhau,

Về mặt hóa học, xyanua có thể là một loại khí không màu, có thể kể đến như hydro cyanide (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCI), hoặc 1 dạng tinh thể như Kali xyanua (KCN) hoặc Natri xyanua (NaCN).

Về mùi vị, Xyanua được mô tả là có mùi giống như "hạnh nhân đắng", nhưng đôi khi là không mùi, do đó rất khó có thể phân biệt được Xyanua với các hóa chất khác.

Ngoài ra, xyanua cũng có trong một số loại thực phẩm và thực vật như hạnh nhân, đậu lima và sắn. Chất này còn có trong hạt của các loại trái cây phổ biến như mơ, táo và đào. Ở những thực vật này này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen. Bản thân các glycoside cyanogen tương đối không độc hại. Tuy nhiên, chúng được chuyển hóa thành hydro xyanua độc hại trong đường ruột.

Xyanua còn có trong khói thuốc lá. Trong sản xuất, xyanua còn được sử dụng để sản xuất nhựa, giấy và dệt may. Khí xyanua thường được sử dụng để tiêu diệt sâu bọ và sâu bệnh.

Vì sao nói xyanua là chất cực độc?

Xyanua được xem là một trong những chất kịch độc của thế giới bởi khả năng gây chết người với liều lượng thấp.

Một người khoẻ mạnh chỉ cần ăn phải từ 200 đến 250mg sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất ý thức trong vòng từ 30 giây tới 2 phút. Nếu không được điều trị kịp thời, người đó sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sau 1 tiếng và tử vong sau 3 giờ.

Xyanua trước đây được sử dụng như 1 loại thuốc độc. Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã từng sử dụng xyanua dưới nhiều hình thức khác nhau để giết người. Phương thức này đã gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân Châu Âu lúc bấy giờ.

Độc xyanua phát tác như thế nào?

Trên thực tế, mức độ ngộ độc xyanua còn phụ thuộc vào lượng xyanua mà 1 người đã tiếp xúc thế nào, lộ trình tiếp xúc và thời gian tiếp xúc ra sao. Thông thường, hít thở khí xyanua gây tác hại lớn nhất. Tuy nhiên, uống hay nuốt phải xyanua cũng gây ra ngộ độc.

Cách để xác định một người có phải ngộ độc xyanua hay không rất khó bởi triệu chứng của nó thường giống với các triệu chứng bệnh khác. Cụ thể, khi xyanua đi vào cơ thể người, nó sẽ chặn các tế bào của cơ thể sử dụng oxy và khiến chúng chết. Đặc biệt, các cơ quan như tim và não là những bộ phận sử dụng nhiều oxy nhất cũng là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khí xyanua nguy hiểm nhất là ở trong phòng kín, nó dễ phân tán và bay hơi trong không gian mở.

1. Cyanide là một trong những chất độc nhất trên Trái đất


Chỉ cần khoảng 50 - 200mg xyanua xâm nhập qua đường miệng cũng đủ "hạ gục" một người khỏe mạnh.

2. Xyanua là hóa chất phổ biến nhất trên thế giới


Cynaua có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: thể rắn, lỏng, hay khí, xuất hiện ở khắp mọi nơi: trong thực phẩm, cây trồng, thậm chí trong thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.

3. Khí hydro xyanua không màu nhưng có vị đắng như quả hạnh nhân


...nhưng chỉ có 40% dân số thế giới có khả năng ngửi được mùi này.

4. Chỉ cần hít khoảng 0,2% khí hydro xyanua cũng khiến bạn tử vong trong vòng 1 phút


Do có khả năng cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể người nên chỉ với lượng nhỏ cũng khiến não, tim bị rối loạn và kết cục sẽ là cuộc gặp gỡ với Tử thần.

5. Xyanua giết chết chính "cha đẻ" của mình


Được tìm ra lần đầu tiên năm 1782 nhưng xyanua lại gây ra cái chết nhà hóa học nổi tiếng Karl Scheele.

Karl Scheele là nhà hóa dược học thiên tài đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản trước), molipden, vonfram, mangan và clo.

Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cũng như người ta chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, mặc dù ông nghĩ mình sẽ an toàn nhưng do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.

6. Loại chất độc này lại có thể được sử dụng làm thuốc trong một số trường hợp khẩn cấp

7. Măng tươi chứa hàm lượng xyanua rất cao - khoảng 230mg trong một kg măng củ

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Dũng - Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội, trong số các loại thực vật dễ gây ngộ độc xyanua nhất có sắn và măng tươi. Đây là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt.

Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày và măng vàng là măng đã được luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

Trong sắn tươi cũng có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

PGS.TS Nguyễn Quang Dũng cũng lưu ý, người dân không nên sử dụng nước ngâm măng bởi khi ngâm măng, một lượng xyanua nhất định cũng được tạo ra, cả xyanua và chất taxiphyllin khuếch tán ra nước, lượng độc tố trong măng có thể giảm đi nhưng các độc tố có trong nước có thể tăng lên, nên nếu uống quá nhiều nước măng có thể bị ngộ độc.

Dấu hiệu và biến chứng khi bị ngộ độc xyanua

Khi bị ngộ độc Xyanua, nạn nhân thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kích động, thở gấp, lú lẫn và cảm thấy kích động. Tiếp theo, nạn nhân sẽ khó thở, co giật và huyết áp giảm. Cuối cùng, nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, trụy tim, mất phản xạ và có thể dẫn đến tử vong.

Người tiếp xúc với xyanua bằng các ăn, hít thở hoặc hấp thụ qua da với lượng nhỏ đều sẽ có một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây:

Triệu chứng khi bị ngộ độc xyanua

  • Đau đầu
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Chóng mặt
  • Bồn chồn
  • Thở nhanh
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi, yếu đuối

Nếu tiếp xúc với 1 lượng lớn xyanua bằng các phương thức nào cũng sẽ xuất hiện triệu chứng như:

  • Mất ý thức
  • Co giật
  • Nhịp tim chậm
  • Huyết áp thấp
  • Suy hô hấp dẫn tới tử vong

Biến chứng nguy hiểm sau khi tiếp xúc với xyanua

Những người được cứu sống sau khi bị ngộ độc xyanua vẫn có thể bị tổn thương phổi, tim, não và hệ thần kinh.

Làm gì khi trúng độc xyanua?

Như đã nói ở trên, triệu chứng khi trúng độc xyanua giống với các bệnh khác nên nhiều người thường không biết mình bị ngộ độc. Vậy trong trường hợp gặp nạn nhân trúng độc xyanua cần phải làm gì?

Trước tiên bạn cần cho nạn nhân thở oxy. Nếu nạn nhân bị ngộ độc qua đường ăn uống thì cần cho họ ăn đường glucozơ để làm chậm lại quá trình gây độc của xyanua cũng như bảo vệ các tế bào bằng các liên kết hoá học với chất độc này.

Lưu ý, khi cấp cứu, bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn (tức nửa người dưới nằm sấp, mặt nghiêng sang một bên) lúc bệnh nhân bị co giật. Tuyệt đối không để bệnh nhân bị va đập, ngã. Bạn không được dùng vật cứng để chèn miệng nạn nhân khi co giật mà phải thay bằng vật mềm như khăn, áo …Sau đó bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Cập nhật: 17/07/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video