Các thực phẩm rẻ tiền chữa cảm cúm cực chuẩn

Rửa tay sạch sẽ, không sờ lên mặt, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường... những quy tắc này luôn được truyền tai nhau trong mùa cảm cúm, nhất là khi thời tiết năm nay quá khắc nghiệt vì El Nino.

Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp phòng ngừa thứ cấp. Điều ít ai biết là những món ăn mà bạn nạp vào người hàng ngày cũng có thể giúp tăng cường khả năng ngừa cúm cho cơ thể một cách hiệu quả.

1. Sữa chua

Vi sinh Probiotics có nhiều công dụng hơn bạn tưởng. Chúng giúp ruột cân bằng vi khuẩn có lợi với vi khuẩn gây bệnh, mà theo các nghiên cứu khoa học đăng tải trên tạp chí Current Topics in Microbiology and Immunology mới đây, thì sự cân bằng này có liên quan mật thiết đến việc tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, nếu muốn tăng cường vi khuẩn tốt trong ruột, hãy tìm đến sữa chua và nấm kefir. Sữa chua không đường là tốt nhất, dù chúng có thể không dễ ăn như sữa chua có đường. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng điều hòa ruột cũng là một nguồn thực phẩm tốt.

thuc pham, cam cum, chua benh, mien dich, thực phẩm, cảm cúm, chữa bệnh, miễn dịch

2. Canh gà/Súp gà

Canh gà của người Trung Quốc hoặc súp gà có chứa nhiều chất chống viêm nhiễm rất mạnh - ngăn cản tế bào bạch cầu tập hợp ở đường phổi - điều này có nghĩa là nó có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm của cơ thể, một nghiên cứu gần đây cho hay. Hơn nữa, súp/canh gà rất dễ ăn trong lúc cơ thể mệt mỏi, có thể nhanh chóng bổ sung dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường khả năng đề kháng.

Thêm nữa, khi bạn ốm, cả sốt lẫn hơi thở nặng nề đều khiến cơ thể bạn mất nước. Lúc này, một bát canh/súp gà sẽ khiến cơ thể bù nước rất nhanh.

3. Trà xanh

Khi bạn ốm, việc bù nước cho cơ thể rất quan trọng. Nhưng kể cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh thì các chất polyphenol và catechin liều cao trong trà xanh cũng giúp chống lại virus và kích thích hệ miễn dịch rất hiệu quả. Đây là 2 chất EGCG chống oxy hóa mạnh nhất hiện nay. Theo các bác sĩ, trà xanh có thể giúp ích và hỗ trợ đồng thời rất nhiều cơ quan như tim, não, khớp xương, trao đổi chất....

4. Gừng

Không chỉ gây ngạt mũi và đau đầu, cảm cúm còn khiến người bệnh bị buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Nếu bạn hội đủ những triệu chứng này, hãy ăn vài lát gừng cấp tốc. Các hợp chất có trong gừng như galanolactone có thể hoạt hóa thông qua hệ thần kinh trung ương, tác động đến nồng độ serotonin trong cơ thể và loại bỏ cơn buồn nôn. Cũng chính vì tác dụng này mà gừng là thực phẩm chống say xe rất hiệu quả. Hãy thử uống trà gừng, kẹo gừng cay hoặc cắn hẳn một lát gừng để cơ thể trở nên dễ chịu, nhẹ nhõm.

5. Các loại quả họ cam, quýt

Vitamin C là một chất chống oxy hóa cực mạnh, có thể tiêu diệt hiệu quả các gốc tự do bên trong cơ thể. Hiện việc vitamin C có thể chống lại bệnh cúm hay không thì vẫn còn gây tranh cãi, nhưng chắc chắn là bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C quanh năm, nhất là những lúc cơ thể bị yếu, suy nhược. Các lựa chọn đầu bảng gồm có họ cam, quýt, dâu, dứa hoặc những loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng và cải Brussels. Ngoài ra, vitamin C dường như phát huy hiệu quả cao nhất ở những người tập thể dục đều đặn.

6. Cá mòi (sardine)

Phần lớn lượng vitamin D nạp vào cơ thể chúng ta là thông qua ánh nắng, mà vào mùa đông, khi trời âm u thì hiển nhiên, nguồn cung cấp này sẽ bị suy giảm rõ rệt. Do vậy, nếu bạn không ăn những loại thực phẩm giàu vitamin -D thì chắc, cơ thể sẽ bị thiếu canxi trong mùa đông. Không những vậy, vitamin D còn là một thành tố thiết yếu của hệ miễn dịch. Bên trong các tế bào miễn dịch có hẳn tế bào thu nạp vitamin D. Lời khuyên của các bác sĩ đưa ra là hãy uống dầu cá, ăn cá sardine và cá trích để bổ sung loại vitamin này, thậm chí cả thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

7. Thịt bò

Kẽm có thể tăng cường khả năng sản sinh tế bào bạch cầu của cơ thể, mà bạch cầu chính là những chiến binh đầu tàu của hệ miễn dịch. Nhiều ý kiến cho rằng kẽm sẽ giúp rút ngắn thời gian phát tác triệu chứng của cảm cúm, khiến bệnh khỏi nhanh hơn. Các loại thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt bò, thịt gà, thịt cừu, rau chân vịt, hạt vừng, đậu lăng...

8. Mật ong

Từ lâu mật ong đã được sử dụng rất rộng rãi như một “thần dược” chữa bệnh và làm đẹp. Cách sử dụng tốt nhất là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.

9. Cháo hành, tía tô

Hành có tính sát khuẩn mạnh, được dùng để chữa cảm cúm rất nhạy. Tía tô cũng được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp đánh bay cảm cúm đặc biệt hiệu quả.

Trong dân gian mỗi khi cảm cúm người ta thường nấu cháo hành, tía tô để ăn, sẽ giúp giải cảm, trị cúm rất nhanh chóng.

10. Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường.

Nước muối giúp sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.

11. Cháo trứng

Ngoài cháo hành thì cháo trứng cũng là món ăn giúp trị cảm cúm rất hiệu quả và an toàn, đặc biệt là cho các bà bầu.

Cháo trứng sẽ cho hiệu quả tốt nhất khi ăn nóng và cho thật nhiều hành cùng tía tô vào cháo. Sau khi ăn, cơ thể sẽ toát nhiều mồ hôi, giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

12. Xông hơi

Xông hơi là phương pháp dân gian rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, sốt.

Tác dụng dược lý của dược thảo kéo theo hơi nước ấm làm giãn mạch ngoại biên. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Một số loại lá thường được sử dụng như: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu...

13. Chuối

Khi bạn bị bệnh, vị giác của bạn nhạt nhẽo vì cảm lạnh và sốt. Ăn chuối có lợi vì chúng dễ nhai và nuốt, lại có vị ngọt dễ chịu. Chuối cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, mangan, magiê, vitamin C và vitamin B6. Ăn chuối hàng ngày sẽ ngăn bạn khỏi các triệu chứng sốt siêu vi trong tương lai vì làm tăng các tế bào bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của bạn với bệnh tật.

14. Ớt

Ớt có chứa capsaicin là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh sốt siêu vi và cúm. Không chỉ ớt mà hạt tiêu cũng có tác dụng tương tự như giảm đau bằng cách phá vỡ chất nhầy và làm sạch các đường xoang.

15. Nước dừa

Nước dừa là thức uống tự nhiên hoàn hảo cung cấp đầy đủ dịch và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Nước dừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chống lại nhiễm trùng, cảm cúm.

16. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin C và vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra khoai lang còn cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho người ốm. Người thể chất yếu hay bị cúm có thể thường xuyên ăn khoai lang để phòng ngừa.

17. Nghệ

Nghệ được biết đến với khả năng chống viêm và kháng khuẩn, nhờ vậy có tác dụng giảm triệu chứng và nhanh lành bệnh. Nghệ cũng như tỏi có tác dụng long đờm, giúp loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp.

Cách làm: Pha ¼ thìa bột nghệ trong một cốc sữa ấm và dùng hàng ngày.

18. Rau lá xanh đậm

Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Rau lá xanh đậm còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp người bệnh chóng lành.

Cập nhật: 05/02/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video