Với sự phát triển của khoa học công nghê, loài người đã tạo ra rất nhiều vật thể có tốc độ nhanh vượt qua tưởng tượng. Sau đây là 7 vật thể nhân tạo nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử nhân loại.
7. NASA X-43 (11.265km/h)
X-43 là máy bay nhanh nhất từng được chế tạo. Chiếc máy bay không người lái này được thiết kế để thử nghiệm công nghệ động cơ phản lực tĩnh siêu âm ở tốc độ trên Mach 5 (khoảng 6170km/h). Tuy nhiên, loại máy bay này được cho là có thể đạt vận tốc lên tới Mach 10.
6. Tàu vũ trụ (28.160km/h)
Với bình nhiên liệu phụ chứa gần 2 triệu lít oxy - hydro lỏng hỗn hợp và 3 động cơ chính khổng lồ, các con tàu vũ trụ có khả năng đạt tốc độ khoảng 28.160km/h và duy trì bay trên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
5. Khoang kín của tàu Apollo 10 (39.900km/h)
Sứ mệnh Apollo 10 vào tháng 5.1969 đã chứng kiến con tàu chở người nhanh nhất lịch sử. Apollo 10 là cuộc thử nghiệm cuối cùng, mô phỏng những tình huống giả định cần thiết để giúp sứ mệnh Apollo 11 thành công, đưa con người đầu tiên lên mặt trăng.
4. Vệ tinh Stardust (46.440km/h)
Là một vệ tinh được thiết kế để thu thập các mẫu vật trên sao chổi, Stardust đương nhiên có tốc độ cực kỳ lớn, lên tới Mach 36 – nhanh nhất trong các vật thể nhân tạo quay trở lại tầng khí quyển từng được ghi nhận.
3. Vệ tinh Voyager 1 (62.136km/h)
Được NASA phóng vào vũ trụ năm 1977, vệ tinh Voyager 1 là vật thể nhân tạo bay xa Trái Đất nhất mà con người từng chế tạo. Vào năm 2013, Voyager 1 đã đi tới khối không gian liên sao. Được biết, vệ tinh này đi được quãng đường dài hơn 500 triệu km mỗi năm.
2. Một nắp cống làm bằng sắt (201.168km/h)
Trong một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân dưới lòng đất hồi năm 1957, các nhà khoa học Mỹ đã vô tình “bắn” 1 chiếc nắp cống dày 10 cm, nặng gần 227 kg này lên không trung. Kinh ngạc hơn, chiếc máy quay tốc độ cao dùng trong cuộc thí nghiếm – vốn có thể ghi 1 khung hình/ mi-li giây - cũng chỉ có thể “bắt” được đúng 1 khung hình có chứa chiếc nắp cống. Tiến sĩ Robert Brownlee – người thiết kế cuộc thử nghiệm – cho rằng khó có thể biết chuyện gì xảy ra với chiếc nắp cống. Tuy nhiên, ông nhận định rằng chiếc nắp này có thể đã đạt tốc độ gấp 6 lần vận tốc cần thiết để thắng lực hút của Trái Đất (tức là 70km/s).
Vậy vận tốc của nắp cống lúc đó là bao nhiêu?
Đây là một dữ liệu mà tất cả mọi người đều tò mò, kể cả những nhà nghiên cứu tham gia vào thí nghiệm.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu phát những hình ảnh do camera tốc độ cao ghi lại, họ không thấy hình ảnh nắp cống bay ra mà dường như nó đã biến mất trong không khí.
Sau khi thảo luận và phân tích cẩn thận, các nhà nghiên cứu đã quyết định điều chỉnh tốc độ phát lại chậm nhất, nhưng lúc này họ nhận thấy rằng, máy ảnh tốc độ cao chỉ chụp được một khung hình của nắp cống.
Theo tốc độ chụp của camera tốc độ cao và thời điểm nắp cống xuất hiện trên màn hình, các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng tốc độ của nắp cống bay ra là khoảng 252.000 km/h, tương đương 70km/giây, tức là nhanh hơn so với "Apollo 2".
Tốc độ 70km/giây đã vượt xa tốc độ vũ trụ thứ ba (16,7 km/giây) thoát khỏi xiềng xích hấp dẫn của Mặt trời. Với tốc độ cực đại như vậy, về mặt lý thuyết mà nói, nó có thể dễ dàng bay ra khỏi Hệ Mặt trời và bay vào nơi sâu thẳm của vũ trụ.
Tuy nhiên, nó thực sự có thể bay ra khỏi Hệ Mặt trời?
Câu trả lời được hầu hết các nhà khoa học đưa ra là nắp cống này thậm chí có thể chưa bay ra khỏi Trái Đất.
Bởi vì sau khi nắp cống lao ra khỏi mặt đất, nó sẽ có ma sát dữ dội với bầu khí quyển dày đặc, ma sát sẽ sinh ra nhiệt, nhiệt độ cực cao sẽ nấu chảy nắp cống và biến nó thành tro.
1. Vệ tinh Helios (252.792km/h)
Được thiết kế vào những năm 70 để nghiên cứu Mặt trời, hai vệ tinh Helios 1 và 2 đã phá vỡ mọi kỷ lục về tốc độ của nhân loại. Được biết, chiếc Helios 1 chỉ mất 2 năm để tới gần Mặt trời hơn cả Sao thủy.