9 nhóm người cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19

Những người bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hay có bệnh lý cấp tính, cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19, theo Bộ Y tế.

Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, được Bộ Y tế ban hành ngày 18/3, quy định đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Đặc biệt, 9 nhóm người cần trì hoãn tiêm, gồm:

  • Đang mắc bệnh cấp tính.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
  • Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao như prednisolon (thuốc chống viêm - khoảng trên 7 ngày), hoặc đang điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.
  • Tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước.
  • Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

Bộ Y tế nhấn mạnh người có tiền sử phản vệ từ độ II trở lên ở lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine là trường hợp chống chỉ định, buộc trì hoãn tiêm chủng.


Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng của người được tiêm.

Ngoài ra, 4 nhóm người cần thận trọng tiêm chủng, gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút... Những người này phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện.

Hướng dẫn này được áp dụng cho tất cả cơ sở khám,chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước. Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng. Các vaccine Covid-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, từ ngày 8/3 đến nay, tổng cộng đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 24.054 người. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid -19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. 5 trường hợp phản vệ độ 2; một trường hợp phản vệ độ 3 sau tiêm.

Thế giới đã ghi nhận nhiều ca phản vệ nặng, đông máu, tử vong... sau tiêm vaccine Covid-19. Một số nước ngưng tiêm vaccine của AstraZeneca vì lý do thận trọng dù chưa kết luận mối liên quan đến vaccine. Nhà sản xuất nói "chưa có bằng chứng" liên quan vaccine. Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Dược phẩm châu Âu cũng khẳng định vaccine an toàn.

Cập nhật: 19/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video