Ăn côn trùng tốt cho môi trường hơn ăn chay dùng sản phẩm từ sữa

Hãng Reuters ngày 17/9 dẫn nghiên cứu của Trung tâm Johns Hopkins vì Tương lai đáng sống (Mỹ) cho thấy ăn các loài côn trùng, cá nhỏ và nhuyễn thể cũng ít tác động đến môi trường như ăn chay, trong khi lại đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng chế độ ăn trong đó mỗi ngày chỉ ăn một bữa có thịt, cá, và sản phẩm từ sữa sẽ ít gây biến đổi khí hậu và tiêu thụ nước hơn so với chế độ ăn chỉ gồm trứng và sữa.

Nguyên nhân do việc nuôi bò lấy sữa, bơ và phó mát cần nhiều đất đai, năng lượng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và sản sinh ra khí nhà kính khiến Trái đất nóng lên.


Ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. (Ảnh: Nguyễn Văn Tam).

Nghiên cứu dựa trên lượng nước sạch được sử dụng và lượng khí nhà kính thải ra từ 9 chế độ ăn khác nhau tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chế độ ăn này bao gồm từ một ngày không thịt mỗi tuần, hoặc không ăn thịt đỏ, cho đến chế độ không ăn thịt động vật sống trên cạn và chế độ chỉ ăn thực vật.

Một nghiên cứu khác công bố hồi tháng 7 cho thấy ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. Những thử nghiệm cho thấy các loại côn trùng này rất giàu chất chống ô xy hóa và một số loài còn cao gấp 5 lần nước cam.

Trước nay, nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động kêu gọi chuyển sang chế độ ăn thực vật để kiềm chế biến đổi khí hậu và giảm phá rừng, do việc sản xuất thịt đỏ cần nhiều đất trồng cỏ và nguyên liệu chế biến thức ăn.

Theo báo cáo tháng trước của Ủy ban Khoa học của Liên Hiệp Quốc, nông nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác chiếm gần 1/4 lượng khí nhà kính do con người phát thải từ năm 2007-2016.


Thực phẩm côn trùng giàu dinh dưỡng và tốt cho môi trường. (Ảnh: Nguyễn Văn Tam).

Tuy nhiên, theo phó giáo sư Keeve Nachman tại Đại học Johns Hopkins dẫn đầu nhóm nghiên cứu, không hề có mô hình chuẩn nào thích hợp cho tất cả mọi người.

Tại các nước thu nhập thấp và trung bình như Indonesia, người dân cần ăn nhiều protein động vật để có đủ dinh dưỡng.

Nghiên cứu kết luận khí nhà kính và việc sử dụng nước ở các nước nghèo có thể tăng lên để giảm nạn đói và suy dinh dưỡng, trong khi các nước thu nhập cao nên giảm tiêu thụ thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Tính trung bình, quá trình chăn nuôi, chế biến để phục vụ thịt bò gây phát thải khí nhà kính gấp 115 lần đối với các loại hạt và 40 lần so với đậu nành, nghiên cứu lưu ý.

Cập nhật: 17/09/2019 Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video