Ấn Độ bắt được tín hiệu xuyên không 8,8 tỉ năm từ thứ kiến tạo nên vũ trụ

Kính viễn vọng GMRT (Giant Metrewave Radio Telescope) của Ấn Độ là một trong những viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, nó đã thu được một tín hiệu độc nhất từ vùng không-thời gian cách đây 8,8 tỉ năm. Tín hiệu này có thể giúp cho nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự ra đời và sự phát triển của vũ trụ.

Đó là một tín hiệu của hydro nguyên tử, một "khối xây dựng vũ trụ" đặc biệt quan trọng, có thể phổ biến trong thế giới ngày nay những cực kỳ quý hiếm ở những vùng không gian xa xôi, nơi khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng khiến những gì chúng ta nhìn thấy là hình ảnh của quá khứ hàng tỉ năm trước.

Theo Science Alert, một tín hiệu vượt ngoài mọi mong đợi đã được thu bởi kính viễn vọng GMRT của Ấn Độ, mà theo các tính toán cho thấy nó đã vượt qua một khoảng thời gian khổng lồ là 8,8 tỉ năm để đến được Trái đất.


Cách sử dụng "thấu kính hấp dẫn" tự nhiên bằng một thiên hà khác mà các nhà khoa học đã dùng để thu được tín hiệu đặc biệt - (Ảnh: Swadha Pardesi).

Đó là một sóng ánh sáng có chiều dài 21cm, cực kỳ khó phát hiện và vượt xa kỷ lục 4,4 tỉ năm trước đó.

Để bắt được tín hiệu không tưởng này, nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà vũ trụ học Arnab Chakaborty từ Trường Đại học McGill (Canada) và nhà vật lý thiên văn Nirupam Roy từ Viện Khoa học Ấn Độ đã sử dụng phương pháp quan sát đặc biệt, trong đó một thiên hà khác được dùng như thấu kính hấp dẫn.

Thấu kính này "bẻ cong" không - thời gian từ nơi chứa đựng "khối xây dựng vũ trụ" đến Trái đất, trong trường hợp này là phóng đại tín hiệu lên tới hệ số 30.

Điều này giúp kính viễn vọng của họ "xuyên không" theo nghĩa đen hàng tỉ năm, nhìn thấy những thứ xa xôi hơn tầm quan sát thực sự của nó. Hydro nguyên tử được xác định thuộc về SDSSJ0826+5630, một thiên hà đang hình thành sao tại thời điểm 8,8 tỉ năm trước đó.

Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện cung cấp một cửa số mới vào vũ trụ sơ khai, về những thứ đã góp phần xây dựng nên thế giới khổng lồ của vũ trụ mà chúng ta đang thuộc về.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Cập nhật: 19/01/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video