Ăn nhiều chất béo, chưa chắc... có hại!

Lâu nay, giới khoa học tin rằng, ăn nhiều chất béo là có hại! Nhưng kết quả nghiên cứu mới nhất do Chính phủ Mỹ tài trợ đã đưa ra bằng chứng: Ăn nhiều hay ăn ít chất béo, nguy cơ mắc các lọai bệnh nguy hiểm như xơ vửa động mạch, ung thư... vẫn là như nhau!

Kết luận gây chấn động này là một công trình nghiên cứu có tên là Women’s Health Initiative (WHI).

Công trình nghiên cứu này đã được thực hiện bằng cách giám sát chuyện ăn uống của 48.835 phụ nữ và theo dõi các bệnh tật mà họ mắc phải trong suốt 15 năm trời, tính từ năm 1992.

Chính phủ Mỹ đã tài trợ 415 triệu USD cho công trình nghiên cứu nói trên.

Khởi đầu từ năm 1992, các nhà nghiên cứu WHI theo dõi 48.835 phụ nữ sau thời kì mãn kinh, tuổi từ 50 đến 79.


Dinh dưỡng hợp lý góp phần tránh nguy cơ bệnh tật.
Trong ảnh: Một bữa ăn ở Mỹ (Ảnh minh họa từ trang web nước ngoài)

Có lẽ để nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, số phụ nữ được giám sát thuộc đủ mọi chủng tộc khác nhau. Tuy nhiên, đa số là phụ nữ da trắng (82%). Còn lại, là người da đen (11%), người Mễ (4%) và Á châu (2%). Hầu hết đều là những phụ nữ béo phì.

Để thử nghiệm giả thuyết về chất béo và bệnh tim và ung thư, họ ngẫu nhiên chia phụ nữ thành 2 nhóm.

Nhóm 1 gồm 19.541 người (khoảng 40%) được hướng dẫn cách thức ăn uống sao cho lượng chất béo chỉ trên dưới 20% tổng số calories. Còn nhóm 2 là nhóm đối chứng (control group) gồm 29.294 người thì vẫn ăn uống như thường lệ, không thay đổi gì cả.

So sánh mức độ bệnh tật của hai nhóm dựa trên phân tích dữ liệu thống kê, các nhà khoa học nhận thấy, kết quả là đáng kinh ngạc!

Tỷ lệ số người mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim ở cả hai nhóm đều sem sem nhau mà nói theo ngôn ngữ chuyên môn là "mức độ khác biệt không có ý nghĩa thống kê"!

Cụ thể, nhóm 2 (tức nhóm ăn uống bình thường, có nhiều chất béo), có tỷ lệ bị ung thư vú là 0,45%. Còn nhóm 1 (ăn ít chất béo), tỷ lệ người bị ung thư vú cũng chỉ ở mức 0,42%.

Không cần phải kiêng chất béo. Trong ảnh: Hai phụ nữ bên quầy bánh mì (Ảnh minh họa từ trang web nước ngoài)
Đối với ung thư ruột, nhóm 1 có tỉ lệ mắc bệnh là 0,13% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 0,12% mỗi năm.

Riêng bệnh tim, nhóm 1 có tỷ lệ 0,86% phụ nữ mắc bệnh tim, trong khi nhóm 2 (nhóm đối chứng), tỷ lệ này là 0,88%.

Tóm lại, không có sự khác biệt lớn về nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh ung thư giữa nhóm người ăn ít chất béo và nhóm người đối chứng, những người được ăn uống bình thường với lượng chất béo nhiều hơn! 

Nói cách khác, cho dù bạn có ăn ít chất béo thì cũng không có hiệu quả gì trong việc giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, hay tử vong nói chung.

Kết luận này đã làm đảo lộn một lý thuyết về dinh dưỡng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay.

Theo những nghiên cứu trước đây, chất béo làm tăng cholesterol. Cholesterol làm nghẽn động mạch và hậu quả là gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Chất béo cũng làm tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư ruột.

Mắc một trong hai thứ bệnh nói trên (bệnh tim và ung thư) thì chỉ có nước làm cho người ta chết yểu. Do đó, tốt nhất là nên kiêng chất béo!

Người ta tin chắc như đinh đóng cột cái chân lý khoa học ấy!

Nay thì, mọi việc đã khác sau khi có những dữ liệu thống kê không thể bác bỏ được từ công trình nghiên cứu WHI.

N.K.Y (Lược thuật theo bài báo của TS. Nguyễn Văn Tuấn "Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim" đăng trên ykhoanet)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video