Ăn trưa khiến người ta buồn ngủ

Giấc ngủ trưa không chỉ là một phong tục truyền thống ở một số nước. Đó còn là phản xạ sinh học với bữa trưa.

Ảnh: dreamstime
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy đường trong đồ ăn, còn gọi là glucose, có thể ngăn chặn các tế bào não tạo ra tín hiệu giúp chúng ta tỉnh táo, Denis Burdakov tại Đại học Manchester ở Anh cho biết.

"Từ lâu người ta đã biết rằng người và vật có thể buồn ngủ và uể oải hơn sau bữa ăn, nhưng tín hiệu não chịu trách nhiệm cho vấn đề này thì vẫn chưa được hiểu rõ", Burdakov nói. Nhóm của ông đã tìm thấy glucose ngăn các tế bào thần kinh tạo ra orexin - những protein tí xíu giúp chúng ta tỉnh táo.

"Những tế bào này chịu trách nhiệm phản ứng với tình trạng thay đổi năng lượng của cơ thể, bằng sự thay đổi đồng bộ trong sự thức giấc, tìm kiếm thức ăn, giải phóng hoóc môn và tốc độ trao đổi chất, để đảm bảo rằng bộ não luôn nạp đủ glucose", Burdakov giải thích.

Sự hoạt động kém chức năng của tế bào sản xuất orexin có thể dẫn tới chứng ngủ rũ và tình trạng béo phì.

"Nay chúng ta đã biết glucose ngăn chặn tế bào sản xuất orexin hoạt động. Kết quả có thể giúp lý giải tình trạng uể oải sau bữa ăn và vì sao lại khó ngủ khi đói", Burdakov nói.

M.T.

Theo Livescience, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video