Ấn tượng mạnh với những "quái vật" trong lòng biển

Với vẻ ngoài khác thường, thậm chí có đôi phần kỳ quái, nhiều sinh vật chọn đáy đại dương làm nhà: Cuộc sống dưới áp lực lớn, dòng nước lạnh lẽo và không có ánh sáng mặt trời...

>> Chùm ảnh: Cá mập voi khổng lồ miệng rộng 1,5m
>> 10 động vật khổng lồ dưới đáy đại dương


Ảnh: Awashima Marine Park

Cá mập da nhăn, cá mập thời tiền sử hay cá mập thằn lằn, tất cả đều là tên gọi để chỉ loài cá kỳ lạ này. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn còn phân vân rằng loài cá mập này tồn tại cách đây 380 triệu năm hay chỉ có 95 triệu năm thôi. Trên thế giới chỉ có duy nhất 2 mẫu vật sống được bắt ở ven bờ biển ở Nhật Bản, một vào cuối thế kỷ XIX, một trong năm 2007 và do các ngư dân tìm được một cách tình cờ trong các lưới cào đánh cá của mình. Điều ngạc nhiên nhất là đây là 1 loài cá mập rất hiếm đc con người nhìn thấy, vì nó sống ở những nơi từ 600-1500m . Trong khi nơi phát hiện con cá lại ở một vùng nước nông ngoài biển Nhật Bản.


Ảnh: David Doubilet

Được cho là những động vật chân đốt lớn nhất trên trái đất, cua nhện khổng lồ dành nhiều thời gian tìm thức ăn dưới đáy biển có độ sâu 300m. Con cua nhện khổng lồ lớn nhất từng bị bắt được phát hiện ở Heda, vịnh Suraga, phía tây nam Tokyo có chiều dài 3m nặng 15 kg. Nhưng theo các nhà khoa học thì khi loài này trưởng thành chiều dài của chúng có thể bằng cả 1 chiếc ô tô.


Ảnh: Jonathan Bird

Một cặp cá chó sói chọn cái hang nằm ở độ sâu 500m dưới đáy biển Đại Tây Dương để làm nhà và tiến hành giao phối. Loài cá này có bộ răng rất ấn tượng, thức ăn của chúng là những động vật thân mềm có vỏ cứng, cua và nhím biển.


Ảnh: David Wrobel

Cá răng nanh là một trong những loài cá sống sâu nhất từng được phát hiện. Môi trường sống bình thường của loài cá này thường ở độ sâu 2.000m nhưng các nhà khoa học còn tìm thấy loài này ở những vùng băng giá có độ sâu gần 5.000m. Mặc dù thân rất ngắn (chiều dài tối đa là 15,24 cm), nhưng với cái đầu to, miệng rộng hoác và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn lên đến 16cm, cá răng nanh được xem là một “nhân vật” đáng gờm trong giới sinh vật biển. Cũng bởi vẻ ngoài hung tợn này mà chúng còn có một tên khác là “cá yêu tinh”.

Cá răng nanh khi nhỏ thường có màu xám sáng nhưng khi trưởng thành chúng lại ngả màu nâu đậm hoặc màu đen. Do nguồn thức ăn khan hiếm, loài cá này tỏ ra khá “dễ nuôi”, chúng ăn bất cứ thứ gì chúng kiếm được. Phần lớn lượng thức ăn chúng có được là những mẩu thừa từ tầng nước trên rơi xuống.


Ảnh: Paul Nicklen

Con cá mập 6 mang này được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Vancouver, gần một con tàu dưới đáy đại dương có độ sâu 2.500m. Nhưng khi đến ban đêm loài cá mập 6 mang này lại di chuyển lên phía trên gần mặt nước để kiếm ăn. Loài này có thể đạt đến chiều dài ấn tượng 4,8m khi trưởng thành. Thức ăn cũng chúng cũng khác những loài cá mập khác. Cá đuối, mực, cua và đôi khi là hải cẩu mới là thức ăn khoái khẩu của chúng.


Ảnh: Emory Kristof

Áp suất cao, nhiệt độ luôn ở mức đóng băng và không có ánh sáng mặt trời – tất cả những thử thách khắc nghiệt chẳng là gì đối với loài giun ống khổng lồ. Chúng đã học cách thích nghi và sinh sống gần các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương.

Cộng đồng giun ống khổng lồ này được chụp dưới đáy biển cách mặt nước 2,4km gần quần đảo Galápagos, đông Thái Bình Dương.


Ảnh: Kim Reisenbichler

Dù có cái tên ghê gớm, mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) chỉ là loài động vật thân mềm cỡ nhỏ – với chiều dài thân cực đại khoảng 30 cm – sống ở tầng nước sâu 550-1.100 m dưới đại dương. Chúng không hề nguy hiểm đối với người. Các nhà khoa học thường nhìn thấy chúng ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên hành tinh. Đây là loài động vật chân đầu duy nhất có quan hệ họ hàng với cả bạch tuộc và mực.

Trên thực tế mực ma cà rồng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, nhưng khi đó các nhà khoa học xếp chúng vào họ bạch tuộc.

Nếu gặp chúng lần đầu tiên, người ta dễ nhầm tưởng mực ma cà rồng thoát ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào đó, bởi cơ thể chúng có khả năng lộn ngược từ ngoài vào trong. Dù kích thước cơ thể nhỏ song mực ma cà rồng có mắt rất lớn. Mắt chúng có đường kính trung bình 2,5 cm – tương đương với mắt của một con chó cỡ to.


Ảnh: David Wrobel

Cá rắn Viper (tên khoa học: Mesopelagic, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m) thuộc chi Chauliodus, là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Vào ban đêm, một số cá thể cá rắn Viper chuyển sang đen và bắt đầu phát sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên những vùng “chiến lược” của cơ thể, ví như vây sống lưng được dùng để săn những con mồi phía trên.

Một số cá rắn Viper không có sắc tố da, hay nói cách khác, chúng trong suốt và hoàn toàn có thể nhìn thấu được. Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và tiêu hoá những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều.


Ảnh: Espen Rekdal

Nhìn cận cảnh mới thấy răng của loài cá chó sói này đúng là khách hàng tiềm năng của các bác sỹ chỉnh hình răng miệng. Với hàm răng này chúng có thể xơi tái các loài động vật từ thân mềm đến có giáp xác và kể cả là cua hay nhím biển.

Theo VTCNews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video