Ánh sáng nhân tạo làm phát triển ung thư vú

Tỉ lệ ung thư vú cao tại các nước công nghiệp từ lâu đã thách đố các nhà nghiên cứu y học. Một nhóm nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một giả thiết mới giải thích việc phụ nữ tại các nước phát triển có nguy cơ cao mắc bệnh này: tiếp xúc với ánh đèn điện nhiều vào ban đêm.

Các nhà nghiên cứu đã liên kết việc tiếp xúc với ánh đèn điện vào ban đêm với việc phát triển khối u ung thư vú. Các khối u phát triển vì ánh sáng nhân tạo ngăn cản khả năng tạo ra melatonin, loại hormone điều hòa các nhịp sinh học ban ngày và ban đêm của cơ thể.

Phát hiện này có liên quan rất nhiều đến sức khỏe cộng đồng bởi phần lớn phụ nữ tại các xã hội công nghiệp thường bật đèn vào ban đêm ở nhà cũng như ở văn phòng và có thể gặp nguy cơ đối với loại tiếp xúc này.

David Blask, nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Bassett ở Cooperstown, New York cho biết: ”Trong thí nghiệm của chúng tôi, ánh sáng nhân tạo kích thích việc phát triển ung thư vú, việc ánh sáng có khả năng ngăn cản việc sản sinh melatonin cũng rõ ràng”.

Blask nói: “Melatonin làm cho các tế bào ung thư, đặc biệt các tế bào ung thư vú, ngủ vào ban đêm. Nếu mức hormone này giảm do tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, chứng ung thư “trở nên mất ngủ” và phát triển mọi lúc".

Q.HƯƠNG

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video