Áp dụng liệu pháp tế bào gốc để chữa bệnh tiểu đường

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã dùng các tế bào gốc được lấy từ máu của bệnh nhân tiều đường để giúp họ không còn phải lệ thuộc vào thuốc có chứa insulin nữa. Các nhà khoa học cho biết cuộc nghiên cứu này có thể giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường típ 1, hay còn gọi là bệnh tiểu đường thanh thiếu niên. Hiện có hàng triệu người mắc phải căn bệnh này và hàng ngày họ đều phải tiêm insulin.

Bệnh tiểu đường thanh thiếu niên chiếm 5-10% trong số các trường hợp bị tiểu đường. Đó là một dạng rối loạn tự miễn làm cho cơ thể tấn công tuyến tụy, là cơ quan tạo tế bào sản xuất insulin giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Khi tuyến tụy không làm đúng chức năng của nó và không thể kiểm soát lượng đường huyết thì có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sau như mù mắt và suy thận.

Theo các chuyên gia thì đến khi phát hiện ra bệnh tiểu đường típ 1 thì hơn phân nữa số tế bào sản xuất insulin đã bị phá hủy.

Với hy vọng có thể cứu được khối tế bào còn sống sót, các nhà nghiên cứu Mỹ và Brazil đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trong đó họ sử dụng những liều thuốc cao để ức chế hệ miễn dịch của 15 bệnh nhân và sau đó truyền các tế bào gốc được lấy từ máu của những bệnh nhân này vào chính cơ thể người bệnh.

(Ảnh: howstuffworks)
Mục đích của cuộc nghiên cứu này là nhằm tái lập trình hệ miễn dịch bị lỗi để làm ngưng sự tấn công của nó.

Ông Richard Burt thuộc Trường đại học Northwestern University ở Chicago, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết tính đến tháng 2 có một bệnh nhân hoàn toàn không dùng insulin được 35 tháng, 4 bệnh nhân không dùng insulin được ít nhất 21 tháng và và 7 bệnh nhân không dùng insulin được ít nhất 6 tháng. Có 2 bệnh nhân đáp ứng chậm và không dùng insulin được 1 và 5 tháng .

Ông Burt cho biết đây là những kết quả đáng chú ý.

Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bệnh tiểu đường, các bệnh nhân có một khoảng thời gian dài đến 3 năm và có thể sẽ lâu hơn nữa mà không cần điều trị, không dùng insulin, không ức chế miễn dịch và cũng không dùng thuốc".

Cuộc nghiên cứu này được tiến hành tại Brazil và kết quả của nó đã được đăng trên tập san của Hội Y khoa Mỹ.

Kim là một thiếu niên mắc bệnh tiểu đường típ 1. Bạn ấy nói: “Lúc nào tôi cũng phải nghĩ đến bệnh này, chẳng hạn như khi nào tôi sẽ ăn bữa tiếp theo, tôi sẽ đi đâu và có cần mang theo dụng cụ thử máu hay không, tôi phải tiêm bao nhiêu insulin cho mình và còn nhiều thứ khác nữa.” Kim còn cho biết cô ấy ao ước được biết cảm giác không bị tiểu đường ra sao.

Mặc dù đây chỉ là một cuộc nghiên cứu nhỏ, nhưng theo các nhà quan sát thì cuộc nghiên cứu này có thể là một trong những nỗ lực đầu tiên trong việc tìm ra một liệu pháp để giúp người bệnh tiểu đường không còn lệ thuộc vào việc tiêm insulin nữa.

Hồng Lĩnh

Theo VOA, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video