Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hóa ra các hoàng đế thời xưa thường dùng các kim bạc để thử độc thức ăn là có lý do đặc biệt.

Trong thời phong kiến, các gia đình giàu có thường thích dùng đũa bạc khi ăn uống. Đặc biệt, trước khi ăn, các hoàng đế còn cho các thái giám, cung nữ dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn này có độc. Cảnh này thường thấy trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.

Vậy, trên thực tế, việc các vị hoàng đế áp dụng cách dùng trâm hay kim bạc để thử độc có tác dụng không?

Theo các nhà khoa học, sau khi tiến hành các thí nghiệm, có thể thấy rằng phần lớn chất độc mà người thời xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3). Bạc là kim loại vốn không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các phim cổ trang.


Đũa bạc là một trong những vật dụng được dùng để thử độc trong các món ăn dâng lên hoàng đế.

Tuy nhiên, thực tế là việc dùng bạc để phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống là không sai. Bởi vào thời xưa, vì công nghệ chế độc chưa được hoàn hảo nên vẫn còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen. Do đó, sở dĩ những chiếc kim hay trâm bạc chuyển sang màu đen là do chúng có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.

Chất độc này bị lộ là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vì vậy, từ phát hiện này, đồ vật bằng bạc thực sự có thể thử và phát hiện chất độc thời xưa. Cách làm này phần nào có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị trúng độc vì chất độc thời xưa thường chứa lưu huỳnh.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thạch tín có độ tinh khiết cao. Do đó, chúng không còn khả năng khiến kim bạc bị đổi màu.

Ngoài đồ vật bằng bạc, hoàng đế dùng cách gì để tránh bị đầu độc?


Hạ độc vào món ăn của hoàng đế là một việc rất khó xảy ra vào thời xưa.

Trong thời phong kiến, dù sử dụng kim hay trâm bạc để phòng ngừa chất độc là việc phổ biến trong hoàng cung. Tuy nhiên, dù không dùng kim bạc, các vị hoàng đế thời xưa vẫn có cách để tránh được nguy cơ bị đầu độc. Cụ thể, việc bỏ độc vào thức ăn của các vị hoàng đế quả thực không hề dễ dàng bởi quá trình nấu nướng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ nhất, địa điểm ăn uống không cố định. hoàng đế có thể ăn ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Chẳng hạn, theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long đã thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Điều này có thể giúp ngăn chặn sát thủ phục kích từ trước hoặc những người có âm mưu muốn đầu độc.

Thứ hai, tuyển chọn đầu bếp kỹ lưỡng. Vào thời nhà Thanh, tất cả các đầu bếp ở trong Ngự thiện phòng đều được chọn lựa cẩn thận, điều tra kỹ càng về thân thế. Hơn nữa, mỗi bếp, chọn và sơ chế nguyên liệu, các công đoạn nấu đều được nhiều người giám sát và thực hiện. Bên cạnh mỗi món ăn đều có ghi chép rõ ràng tên người nấu. Nếu những đầu bếp này dám cả gan đầu độc hoàng đế thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Hơn nữa, không chỉ họ mà ngay cả gia tộc cũng bị liên lụy.

Ngoài ra, mỗi món ăn để dâng lên hoàng đế đều được đầu bếp chuẩn bị thành 2 phần. Theo đó, một phần để hoàng đế ăn, còn một phần dùng để kiểm tra. Đây chính là cách dùng để giải quyết mối nguy hiểm tiềm ẩn từ tận gốc rễ.


Mỗi món ăn dâng lên hoàng đế đều được giám sát và ghi chép kỹ lưỡng với nhiều quy trình phức tạp.

Thứ ba, giám sát quá trình phục vụ. Việc bỏ độc vào các đĩa đồ ăn trên đường đi để dâng lên cho hoàng đế là việc không dễ thực hiện. Bởi quá trình này luôn có người giám sát và trông chừng. Mặt khác, binh lính và các thị vệ ở trong cung cũng rất nhiều. Vì vậy, các hành vi mờ ám rất dễ bị người khác phát hiện.

Cuối cùng, ngay khi đồ ăn được dọn tới trước mặt hoàng đế, luôn có một thái giám thận cận dùng đũa, thìa bằng bạc để nếm thử từng món ăn. Chính vì vậy, nếu có độc thì hoàng đế cũng có thể tránh được nguy cơ.


Quy tắc ăn uống trong cung rất nghiêm ngặt để phòng tránh việc hoàng đế và hoàng tộc có thể bị đầu độc.

Đặc biệt, trong triều đại nhà Thanh, còn có quy tắc "ăn không quá 3 miếng". Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, tiết lộ rằng dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Đây chính là quy tắc mà tổ tông của vương triều này truyền lại.

Sau khi hoàng đế ăn tới miếng thứ 3, món ăn đó sẽ lập tức được dọn xuống. Quy tắc này được lập ra nhằm tránh việc sở thích của hoàng đế bị lộ ra ngoài, để phòng ngừa những kẻ có ý đồ muốn hạ độc.

Cập nhật: 01/12/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video