Bác sĩ da liễu gợi ý 3 cách nhanh nhất loại bỏ vết cháy nắng

Những vết cháy nắng sưng tấy là nguyên nhân gây khó chịu hàng đầu đối với nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, 3 cách dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau và loại bỏ những vết cháy nắng để tiếp tục các cuộc vui.

Khi đi ra ngoài trời vào mùa hè, một điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ đó là thoa kem chống nắng đầy đủ và sử dụng thường xuyên (khoảng hai tiếng/một lần). Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu để tự chọn ra loại kem chống nắng phù hợp nhất với làn da của mình.


Những vết cháy nắng thường gây đau đớn và có thể kéo dài trong hơn một tuần.

Tuy nhiên, điều này cũng rất dễ bị mọi người sơ ý lãng quên. Đặc biệt là khi những tháng hè bắt đầu và ai cũng háo hức khi được thoát khỏi trường học và công sở để chạy tới các bãi biển đầy nắng.

Kết quả là mỗi năm, làn da của hàng triệu người đã bị cháy nắng do những tổn thương từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời đem tới.

Những vết cháy nắng thường gây đau đớn và có thể kéo dài trong hơn một tuần. Trong cơn tuyệt vọng, nhiều người đã cố gắng thử nhiều cách khác nhau miễn là có thể giảm được cơn đau do cháy nắng gây ra.

Tuy nhiên, làm theo lời của các chuyên gia vẫn là tốt nhất. Erin Gilbert, bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi hội đồng y khoa của thành phố New York (Mỹ), vừa đưa ra một số lời khuyên về những điều nên làm và không nên làm khi bị cháy nắng.

"Nếu bạn bị cháy nắng, bạn sẽ định làm gì và đâu là điều tốt nhất mà bạn nên làm?", bác sĩ Gilbert cho biết, "Điều đầu tiên mà bạn cần làm là tránh xa khỏi ánh nắng mặt trời càng nhiều, càng tốt. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đau đớn thêm một tuần nữa".


Bác sĩ Erin Gilbert.

Nguyên nhân là vì lớp bảo vệ tự nhiên trên làn da của bạn đã bị tổn hại và đang cần thời gian để tự hồi phục. Nếu bạn để làn da tiếp tục phải tiếp xúc với tia cực tím, điều này có thể gây tổn hại DNA và phá hủy tế bào da, làm trầm trọng hơn vết thương và sự đau đớn của bạn. Không chỉ vậy, các vết cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nếu DNA của các tế bào bị tổn thương quá nhiều.

Dưới đây là ba cách đơn giản có thể thực hiện ở nhà được bác sĩ Gilbert đưa ra để giúp bạn nhanh chóng giảm đau và loại bỏ những vết cháy nắng trên cơ thể.

"Bạn có thể đặt một chiếc khăn mềm vào tủ lạnh và ngâm nó trong sữa. Sau đó, bạn có thể dùng nó để xoa lên những khu vực da bị cháy nắng", bác sĩ Gilbert nói, "Hơi lạnh từ chiếc khăn sẽ làm dịu đi vết cháy nắng. Ngoài ra, sữa có chứa acid lactic, một chất có khả năng loại bỏ những lớp tế bào chết. Vì vậy, nếu da bạn bị phồng rộp, điều này có thể giúp vết cháy nắng trông tốt hơn và phục hồi nhanh hơn".

Ngoài ra, bác sĩ Gilbert còn cho biết là những sản phẩm có chứa chất chiết xuất từ lá cây lô hội cũng rất hữu hiệu trong việc làm dịu đi vết cháy nắng. Tuy nhiên, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn là không có thành phần nào trong sản phẩm có thể khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.


Các sản phẩm có nguồn gốc từ cây lô hội rất tốt cho người bị cháy nắng.

"Một số loại gel trên thị trường có chứa lidocaine và benzocaine", bác sĩ Gilbert cho biết, "Những chất này có thể tạm thời giúp bạn giảm cơn đau do vết cháy nắng gây ra. Tuy nhiên, ngay sau đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và có một dáng vẻ còn tồn tệ hơn là khi bị đau vì cháy nắng. Tôi không hề thích những sản phẩm như vậy".

Cách cuối cùng được bác sĩ Gilbert đưa ra đó là bạn có thể dùng các loại thuốc chống viêm để giảm cơn đau do cháy nắng gây ra.

"Bạn có thể uống aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm thông thường khác. Nguyên nhân là vì cháy nắng khiến cho làn da của bạn sẽ bị viêm", bác sĩ Gilbert cho biết, "Vết cháy nắng sẽ sưng phồng, tấy đỏ và gây đau đớn. Khi đó, bạn có thể dùng bất cứ loại thuốc chống viêm nào. Motrin, Tylenol hay aspirin đều sẽ có tác dụng rõ rệt. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hạn chế những cơn đau".

Cập nhật: 03/07/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video