Bác sĩ tiêu hóa chỉ đích danh 3 món ăn sáng tưởng ổn mà khổng ổn chút nào

Các chuyên gia luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng. Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên của bạn sau một đêm dài không ăn gì, vì vậy đây là nguồn cung cấp glucose đầu tiên cần thiết để tăng mức năng lượng và sự tỉnh táo.

Do đó, bữa sáng cần giúp bạn ổn định lượng đường trong máu, giải phóng năng lượng một cách từ từ và cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Mới đây, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã cảnh báo rằng, có một số món ăn nếu ăn vào bữa sáng có thể ảnh hưởng tới mức năng lượng của bạn và gây ra nhiều nguy cơ khác.

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên của bạn sau một đêm dài không ăn gì, vì vậy đây là nguồn cung cấp glucose đầu tiên cần thiết để tăng mức năng lượng và sự tỉnh táo.

Tiến sĩ Saurabh Sethi, một bác sĩ tiêu hóa tại California, Mỹ, mới đây đã lên Tik Tok để chỉ ra "những món ăn sáng cần tránh". Chuyên gia cũng tiết lộ món ăn sáng của chính mình.

3 món ăn sáng không tốt cho sức khỏe

1. Thịt xông khói

Bác sĩ Sethi cảnh báo thịt xông khói đã qua chế biến kỹ lưỡng, chứa đầy chất béo và nitrat không tốt cho sức khỏe.

Điều đáng lo ngại là nitrat có liên quan đến ung thư dạ dày và đại trực tràng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy một chất trong thực phẩm này đã thúc đẩy sự phát triển của khối u ung thư ở chuột.


Bác sĩ Sethi cảnh báo thịt xông khói đã qua chế biến kỹ lưỡng, chứa đầy chất béo và nitrat không tốt cho sức khỏe.

Với nhiều loại thịt xông khói có sẵn trong siêu thị địa phương, bạn có thể hy vọng sẽ có một ngoại lệ. Thật không may, bác sĩ Sethi cảnh báo rằng hầu hết các sản phẩm được bán ở các cửa hàng thực phẩm đều có thể tác động tiêu cực với sức khỏe.

Bác sĩ tim mạch Abeer Berry, làm việc tại Mỹ, cũng đồng tình với bác sĩ Sethi. Cô khuyến cáo những người có hàm lượng cholesterol cao không nên ăn thịt xông khói và các loại thịt chế biến sẵn khác.

Bác sĩ Berry giải thích: "Bạn nên tránh những thứ như thịt xông khói, xúc xích; bất kỳ sản phẩm từ sữa giàu chất béo nào như bơ, phô mai".

2. Ngũ cốc ăn sáng đóng gói và granola

Ngũ cốc ăn sáng đóng gói và granola thường chứa nhiều chất béo và đường bổ sung (mặc dù granola khác ở chỗ là nó thể chứa một số thành phần tốt cho sức khỏe như trái cây, các loại hạt).

Trong một số trường hợp, loại dầu được sử dụng trong granola là dầu dừa, có thể dẫn đến tăng cholesterol.


Ngũ cốc ăn sáng đóng gói và granola thường chứa nhiều chất béo và đường bổ sung.

Vì vậy, bác sĩ Sethi khuyên bạn chọn món muesli thay vì hai món ăn sáng trên. Muesli là ngũ cốc chưa nấu chín (thường là yến mạch), được ngâm với sữa/nước ép qua đêm, sau đó ăn cùng trái cây và các loại hạt. Còn granola được làm bằng cách trộn các thành phần như các loại hạt, yến mạch và trái cây sấy khô với dầu và chất làm ngọt (thường là mật ong, xi-rô cây phong hoặc đường mía) rồi nướng chúng lên cùng nhau.

3. Bánh pancake thông thường

Tương tự như ngũ cốc ăn sáng đóng gói, bác sĩ tiêu hóa cảnh báo rằng bánh pancake thường chứa nhiều đường, khiến chúng trở thành một lựa chọn ăn sáng không tốt.


Bánh pancake thường chứa nhiều đường, khiến chúng trở thành một lựa chọn ăn sáng không tốt.

Hơn nữa, chúng cũng không chứa chất xơ, không mang lại giá trị dinh dưỡng phù hợp. Bác sĩ Sethi nói thêm: "Thay vào đó hãy xem xét những sản phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt và trứng".

Nếu bạn cần nguồn cảm hứng cho một bữa sáng lành mạnh, bác sĩ Sethi tiết lộ món yêu thích của ông là trứng tráng với rau và bánh mì sourdough (một loại bánh mì được làm từ men tự nhiên) cùng với cà phê hoặc trà không đường.

Bữa sáng nên ăn gì?

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp cung cấp năng lượng sau một đêm dài và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho bữa sáng là rất quan trọng. Dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt nhất bạn có thể ăn vào buổi sáng:

1. Trứng: Ăn trứng vào bữa sáng không chỉ tăng cảm giác no lâu, giảm lượng calo vào bữa ăn tiếp theo, mà còn giúp duy trì lượng đường và insulin trong máu ổn định. Lòng đỏ trứng còn chứa lutein và zeaxanthin, giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt.

2. Sữa chua Hy Lạp: Sữa chua Hy Lạp là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nó cung cấp nhiều chất đạm và có thể giúp kiểm soát cân nặng.

3. Cà phê: Cà phê có nhiều caffeine giúp cải thiện tâm trạng, sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc. Nó cũng tăng tỷ lệ trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, hãy hạn chế thêm đường và chọn sữa không béo hoặc sữa thực vật khi pha cà phê.

4. Bột yến mạch: Bột yến mạch là một lựa chọn tốt. Nó giàu chất xơ, giúp duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng kéo dài.

5. Quả mọng: Quả mọng như dâu, việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C.

6. Hạt chia: Hạt chia giàu chất xơ, omega-3 và protein. Hãy thêm chúng vào sữa chua hoặc sinh tố.

7. Bánh mì nguyên cám: Bánh mì nguyên cám cung cấp chất xơ và các dưỡng chất quan trọng.

8. Rau xanh: Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

9. Quả chuối: Chuối giàu kali và vitamin B6, giúp duy trì sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.

10. Sữa không đường: Sữa không đường cung cấp canxi và protein.

Nhớ chọn các món ăn nhẹ, đầy đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Cập nhật: 28/02/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video