Điều gì xảy ra khi uống cà phê trước bữa sáng?

Nhiều người trong chúng ta có thói quen sáng ra phải uống cà phê trước rồi mới làm những chuyện khác. Điều này có ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò như một phương pháp tốt để giúp con người tỉnh táo, thư giãn. Đặc biệt, phần lớn chúng ta thường dùng cà phê vào buổi sáng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng ta chỉ nên uống cà phê sau bữa ăn sáng.


Nhiều người thường tìm đến cà phê ngay sau một đêm mất ngủ để giải quyết tình trạng uể oải, mệt mỏi - (Ảnh: TMBIC)

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Anh gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Bath (Somerset, Anh) phát hiện ra rằng một đêm ngủ không ngon giấc có tác động xấu đến sự trao đổi chất.

Việc uống cà phê ngay khi thức dậy để tìm kiếm sự tỉnh táo sẽ khiến quá trình trao đổi chất càng trở nên chậm hơn và có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết trong máu.

Để đưa ra kết luận này, nhóm nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm và ghi lại kết quả từ những người đàn ông và phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh.

Nhóm tình nguyện viên thứ nhất trải qua một đêm ngon giấc và một đêm thứ hai ngủ không ngon, sau đó buổi sáng sẽ uống một ly nước quả thông thường và ăn sáng.

Nhóm thứ hai trải qua một đêm ngủ không ngon giấc và uống một ly cà phê đen đậm đặc 30 phút trước khi uống đồ uống có đường và ăn sáng.

Kết quả cho thấy mẫu máu của nhóm thứ nhất (ăn sáng và uống nước quả) không có phản ứng giảm đường huyết, quá trình trao đổi chất cả ngày hôm đó cũng diễn ra bình thường dù đêm trước ngủ ngon giấc hay không.

Nhưng nhóm thứ hai (uống cà phê trước khi ăn sáng) đã giảm phản ứng đường huyết trong máu xuống khoảng 50% so với nhóm còn lại.

Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu một người có thói quen uống cà phê trước bữa sáng trong thời gian dài. Quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn và việc giữ lượng đường trong máu ở phạm vi an toàn là yếu tố then chốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và tim mạch vành.

"Gần một nửa số người dân trên thế giới thức dậy vào buổi sáng và uống cà phê trước khi làm bất cứ việc gì khác. Chúng ta có thể cảm thấy thư giãn và tỉnh táo ở thời điểm đó, nhưng bên trong cơ thể là một sự xáo trộn bất lợi đến sức khỏe tổng thể lâu dài" - giáo sư, bác sĩ James Betts, khoa sinh lý học chuyển hóa tại Đại học Bath, cho biết.


Cà phê chỉ phát huy tác dụng khi được uống vào những thời điểm cụ thể.

Trên thực tế, không ít người báo cáo về tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái mất kiểm soát, tim đập nhanh, tay run sau khi uống cà phê trước khi ăn sáng. Tình trạng này thậm chí nặng hơn với các trường hợp uống cà phê mà không ăn sáng.

Theo nhóm nhà khoa học, phát hiện mới này rất quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với sức khỏe con người. Vì cho đến nay chúng ta vẫn còn rất ít kiến ​​thức về tác động của cà phê gây ra cho cơ thể, đặc biệt là đối với sự trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhiều người thường tìm đến cà phê ngay sau một đêm mất ngủ để giải quyết tình trạng uể oải, mệt mỏi. Chúng ta có thể cải thiện điều này bằng cách ăn sáng trước rồi uống cà phê sau nếu cảm thấy vẫn cần phải có thức uống này.

Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra cả tác động tiêu cực và tích cực của cà phê đối với sức khỏe con người. Nhưng giống như bất cứ loại đồ ăn thức uống nào khác, cà phê chỉ phát huy tác dụng khi được uống vào những thời điểm cụ thể.

Cập nhật: 07/10/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video