Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương. Những vùng đất ông chiếm được, quân đội hùng mạnh, những thanh gươm bén, sự giàu có… tất cả không còn nghĩa lý gì. Ông gọi quan binh đến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các người hãy thực hiện theo nó”. Các vị tướng hô vang tuân lệnh trong dòng nước mắt.
Nhà lãnh đạo chưa từng nếm mùi thất bại
Alexander Đại đế - nhà quân sự kỳ tài. (Ảnh: Cleopatraegypttours)
Alexander Đại đế được xem là một trong những tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch sử Cổ đại. Phong cách lãnh đạo khác biệt sẽ làm nên điều khác biệt. Ông mang trong mình dòng máu chiến binh thiên bẩm.
Bắt đầu từ năm 18 tuổi, ông đã dẫn đại binh chinh phục các vùng đất rộng lớn từ Hy Lạp, đến Ai Cập, cho đến tận Tiểu Á và vương quốc Ba Tư xa xôi.
Trong vòng 13 năm nắm quyền lãnh đạo cho đến lúc qua đời ở tuổi 32, đối đầu và giao chiến với nhiều thế lực quân sự hùng mạnh khác nhau - Alexander Đại đế và đoàn quân thiện chiến của mình chưa bao giờ nếm mùi thất bại.
Sau mỗi chiến tích lẫy lừng, ông lại đặt tên mình cho các thành phố chinh phục được, có tất cả 70 thành phố mang tên Alexandria. Nổi tiếng nhất trong số này là Alexandria nằm ở cửa sông Nile vào năm 321 TCN. Cho đến ngày nay, địa điểm đó vẫn là thành phố lớn thứ hai của đất nước Ai Cập.
Alexander được dạy về chính trị, văn hóa và chiến tranh bởi những người tài giỏi nhất đất nước, bao gồm cả triết gia Aristotle. Môi trường sống được bao quanh bởi những người tài giỏi, ông lớn lên là một chiến binh xuất sắc và bước lên ngai vàng ở tuổi 20.
Ước nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế
Alexander Đại Đế.
Những ý nguyện cuối cùng của Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
- Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
- Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài
- Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
- Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
- Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
- Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là: Tình Yêu Thương.
Kết
Khi đang nằm trên giường bệnh, nhìn lại cuộc sống và những gì đã qua, họ phát hiện ra rằng những điều chúng ta ám ảnh và đau đớn không phải là vấn đề quá quan trọng.
Chúng ta cảm thấy bị tổn thương bởi sự từ chối, bị sa thải hoặc thất bại trong bất cứ trường hợp nào đó. Chúng ta thấy đau lòng và thất bại khi đánh mất một mối quan hệ nào đó và lãng phí thời gian. Chúng ta lo lắng về cách người khác nhìn nhận mình, những gì họ nói về mình và tất cả những điều đó đều có tác động đến cảm xúc của của chúng ta.
Chúng ta liên tục tìm kiếm ý nghĩa hoặc mục đích của cuộc đời mình để trở thành một ai đó thật vĩ đại nhưng thực ra những điều quan trọng không lớn lao như thế, chúng là những điều nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày của bạn. Bạn xứng đáng yêu, được yêu, và trên hết là sống một cuộc sống thật sự là chính mình.
Điều duy nhất bạn phải sợ không phải cái chết mà là không sống thành thật với chính mình.